Chân dung Công ty TNHH Thành An của ông Nguyễn Đăng Thuyết: “Quân xanh” trong đại án AIC ở Đồng Nai

Bằng việc thông đồng với Công ty AIC để làm nhà thầu “quân xanh”, Công ty TNHH Thành An đã dự thầu và trúng các gói thầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai...
Thành An làm quân xanh trong đấu thầu trong dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Công ty Thành An làm "quân xanh, quân đỏ" trong đấu thầu trong dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Liên kết Thành An - AIC

Theo kết luận của cơ quan điều tra, tại đại án AIC, Thành An được xác định đã cùng với AIC tiến hành đấu thầu theo dạng “quân xanh, quân đỏ” để giúp AIC trúng thầu nhiều gói thầu cung cấp thiết bị y tế.

Cụ thể, tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Thành An và AIC đã cùng tham gia đấu thầu 6 gói thầu gồm Gói thầu số 64: Giường điều trị chuyên dụng; Gói thầu số 65: Máy gây mê kèm thở, máy thở; Gói thầu số 67: Trang thiết bị xạ trị; Gói thầu số 71: Dụng cụ phẫu thuật; Gói thầu số 74: Thiết bị chẩn đoán và phẫu thuật nội soi.

Cơ quan điều tra xác nhận, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mời thầu, AIC và Thành An kết hợp với nhau để cùng làm hồ sơ. Trong đó, Thành An chuẩn bị hồ sơ dự thầu gồm: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, hợp đồng kinh nghiệm, danh sách nhân sự và Giấy giới thiệu cử nhân viên đi mua hồ sơ mời thầu, dự lễ đóng thầu (để trống tên); Còn Công ty AIC chuẩn bị Hồ sơ kỹ thuật bao gồm: Bản tính năng kỹ thuật của sản phẩm, Catalogue sản phẩm tiếng anh và tiếng việt, Bản tiến độ…

Các hồ sơ này sẽ dồn về AIC để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu. Sau khi hoàn thiện xong, Thành An sẽ cử người đi nộp hồ sơ.

Trong 6 gói thầu trên, AIC trúng 4 gói, Thành An trúng 2 gói thầu số 71 (trị giá 49,2 tỷ đồng) và số 74 (trị giá 47,3 tỷ đồng).

Các thiết bị mà Thành An cung cấp cho BVĐK Đồng Nai theo 2 hợp đồng này đều được Thành An mua từ Công ty Phúc Hưng và Công ty Cổ phần Công nghiệp TCI.

Cụ thể, Gói thầu số 71 Công ty Thành An mua 34 thiết bị y tế của Công ty Phúc Hưng với tổng giá trị 20,2 tỷ đồng, và 18 thiết bị y tế của Công ty TCI với tổng giá trị hơn 28 tỷ đồng.

Về gói thầu số 74, Công ty Thành An mua 9 thiết bị y tế của Công ty Phúc Hưng với tổng giá trị hơn 22,1 tỷ đồng và 8 thiết bị y tế của Công ty TCI với tổng giá trị gần 24,3 tỷ đồng..

So với giá trị ký với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Thành An đã “ăn chênh” hơn 1,9 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, thông qua việc cấu kết vớiCông ty AIC để làm nhà thầu “Quân xanh”, Thành An đã gây thiệt hại đối với ngân sách nhà nước trên 40 tỷ đồng.

Chân dung Công ty Thành An

Công ty TNHH Thành An (Thành An) thành lập năm 2001, giấy phép do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn thiết bị máy móc, chủ yếu là thiết bị y tế.

Thời điểm thành lập, Thành An có vốn điều lệ vỏn vẹn 10 tỷ đồng. Trong đó ông Nguyễn Đăng Thuyết nắm 60% và là Tổng Giám đốc của doanh nghiệp.

Cho đến trước tháng 1/2020, Thành An vẫn là công ty riêng của ông Thuyết, khi vốn điều lệ được đẩy lên 400 tỷ đồng, ông Thuyết nắm tới 99,875% và là người đại diện pháp luật.

Tới đầu năm 2020, ông Thuyết thoái hết vốn khỏi Thành An. Chuyển giao chức vụ Tổng Giám đốc cho bà Ngô Thị Quỳnh Hoa.

Lưu ý, thời điểm trước năm 2020 cũng là thời điểm Thành An liên tục tham gia đấu thầu và trúng thầu các gói thầu y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. Giai đoạn 2016 – 2019, giá trị trúng thầu của doanh nghiệp này tăng theo cấp số nhân.

Tổng Giám đốc Công ty Thành An Nguyễn Đăng Thuyết
Tổng Giám đốc Công ty Thành An Nguyễn Đăng Thuyết 

Theo đó, giai đoạn trước 2016, tổng giá trị các gói hợp đồng cung cấp thiết bị y tế của Thành An chỉ quanh mức 5 tỷ đồng. Nhưng con số này nhanh chóng nhảy lên 112 tỷ đồng năm 2017, và tăng gấp đôi lên 2013 tỷ đồng năm 2018.

Đến năm 2019, tổng giá trị các gói hợp đồng của Thành An đã đạt 376 tỷ đồng, năm 2020 là gần 800 tỷ.

Tới năm 2020, khi ông Thuyết thoái vốn khỏi Thành An, các hợp đồng của Thành An cũng Giảm đột ngột, đến năm 2021 cũng chỉ ở mức 900 tỷ đồng.

Dữ liệu ghi nhận đến tháng 7/2021, Thành An đã tham gia 147 gói thầu, trúng thầu 137 gói. Tổng giá trị trúng thầu là hơn 934 tỷ, trong đó có gần 14 tỷ là các gói chỉ định thầu, hơn 52 tỷ là các gói thầu có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng không có thông báo mời thầu.

Còn tại đại án AIC, ông Nguyễn Đăng Thuyết bị cáo buộc đã gây thất thoát hơn 55 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Trong đó, riêng Nguyễn Đăng Thuyết với vai trò là Tổng Giám đốc của Thành An đã hưởng lợi số tiền hơn 1,9 tỷ đồng. Hành vi của ông Nguyễn Đăng Thuyết trái quy định tại Khoản 12 Điều 12 Luật đấu thầu 2005 (nay điểm b, khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu 2014), gây hậu quả nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Trước khi đại án AIC nổ ra, Thành An cũng từng vướng nghi vấn khi chi “hoa hồng” khủng cho dàn lãnh đạo, bác sĩ, dược sĩ ở một số bệnh viện miền Tây như BV đa khoa TW cần Thơ, BV đại học Y Dược Cần Thơ, BV đa khoa TP Cần Thơ.

Ví dụ như tại Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, tổng chi hoa hồng mà Cty Thành An dự chi cho các khoa là Khớp 19%, Nội soi 19%, Nẹp vít khóa 20%, Sign 20%, DHS/DCS 20%, Đinh nẹp vít 20%; SPE đề xuất mới: Khớp 20%, Nội soi 19%, Nẹp vít khóa 20%, Sign 20%, DHS/DCS 20%, Đinh nẹp vít 20%... trên giá thành một sản phẩm thiết bị y tế chấn thương chỉnh hình thay cho người bệnh.

Tương tự, năm 2018, Văn phòng Cần Thơ của ty Thành An Hà Nội cũng phát hành Bảng đề xuất chi hoa hồng cho Mảng Chấn thương chỉnh hình, Ngoại thần kinh, S&N, Teleflex, Microvention… cho ban giám đốc, bác sĩ, điều dưỡng, thậm chí nhà thuốc bệnh viện ở một số bệnh viện miền Tây với hoa hồng giao động từ 14% - 20% trên giá thành một sản phẩm thiết bị y tế thay cho bệnh nhân….

Đặc biệt, cũng như tại Đồng Nai, tất cả các giấy tờ liên quan đến chi hoa hồng tại Cần Thơ của Thành An đều do Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Thuyết ký.

Xem thêm

Lâm Đồng nói gì về hoạt động đầu tư của FLC và AIC trên địa bàn?

Lâm Đồng nói gì về hoạt động đầu tư của FLC và AIC trên địa bàn?

Sở Tài chính Lâm Đồng cho biết không có việc giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án đầu tư đối với Tập đoàn FLC và các công ty trong hệ sinh thái FLC. Đối với CTCP Tiến Bộ quốc tế (AIC), Sở cho hay không có các gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do AIC và các đơn vị thành viên thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...