Chính phủ đặt mục tiêu tăng ít nhất 10% số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm 2024

Theo nghị quyết mới nhất của Chính phủ, Việt Nam sẽ phấn đấu tăng ít nhất 10% số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) trong năm 2024…

Chính phủ đặt mục tiêu tăng ít nhất 10% doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm 2024
Chính phủ đặt mục tiêu tăng ít nhất 10% doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Theo đó, năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) tăng ít nhất 10%, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng dưới 10% so với năm 2023.

Về năng lực đổi mới sáng tạo của WIPO, nâng xếp hạng nhóm chỉ số hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc, nâng xếp hạng chỉ số chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc và nâng xếp hạng chỉ số xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc.

Bên cạnh đó, nâng xếp hạng chỉ số đăng ký tài sản trong xếp hạng quyền tài sản của liên minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc. Tăng điểm chỉ số thủ tục thông quan trong xếp hạng hiệu quả logistics của ngân hàng thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.

Về năng lực phát triển du lịch và lữ hành của diễn đàn kinh tế thế giới, nâng xếp hạng nhóm chỉ số mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc và nhóm chỉ số hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

Đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc nhóm 50 nước đứng đầu, năng lực đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc, Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc, quyền tài sản (IPRI) của liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc, an toàn an ninh mạng của ITU thuộc nhóm 30 nước đứng đầu...

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ sẽ chú trọng thực hiện tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư, nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả cổng thông tin một cửa quốc gia. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững, nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Xem thêm

Toàn cảnh bức tranh doanh nghiệp năm 2023

Toàn cảnh bức tranh doanh nghiệp năm 2023

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 12 vừa qua cả nước có hơn 13 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 155,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 78,5 nghìn lao động, giảm 7,1% về số doanh nghiệp, tăng 1% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với tháng 11/2023...

Doanh nghiệp bền vững trên hành trình kiến tạo hạnh phúc

Doanh nghiệp bền vững trên hành trình kiến tạo hạnh phúc

Thông qua chương trình đánh giá, công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI), VCCI đã góp phần chuyển đổi tư duy kinh doanh, từ kinh doanh vị lợi nhuận sang kinh doanh có trách nhiệm, kinh doanh bao trùm và bền vững hơn...

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu than khó triển khai hóa đơn điện tử xăng dầu

"Chạy đôn chạy đáo" vì hóa đơn điện tử, doanh nghiệp xăng dầu vẫn không biết lấy đâu ra tiền để triển khai

Cuối năm 2023, Chính Phủ rất quan tâm đến việc triển khai xuất hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi liên tục đưa ra công điện, công văn về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp xăng dầu cho rằng việc này khó thực hiện, tạo áp lực lớn, đặc biệt là về mặt tài chính…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...