Chính phủ yêu cầu khẩn trương quản lý tiền ảo tại Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giao các bộ, ngành của Chính phủ nhanh chóng rà soát, đề xuất phương án quản lý kinh tế trên một số lĩnh vực ngay
Chính phủ yêu cầu khẩn trương quản lý tiền ảo tại Việt Nam

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam, theo chỉ đạo tại Quyết định số 1255/QĐ-TTG ngày 21/8/2017.

Văn bản yêu cầu các bộ, ngành triển khai các chỉ đạo trên của Phó thủ tướng Chính phủ để kịp thời triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện đề án quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, mở rộng cơ sở thuế đối với kinh tế tư nhân theo chỉ đạo tại văn bản số 6372/VPCP- KTTH ngày 20/6/2017.

Ông cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát để biên soạn số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn quy mô của nền kinh tế bao gồm cả phần kinh tế ngầm, phi chính thức, tự cung, tự cấp, tự sản, tự tiêu... theo chỉ đạo tại Thông tư số 475/TB-VPCP đã được ban hành từ tháng 10/2017.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1/2018.

Liên quan đến việc quản lý tiền ảo tại Việt Nam, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước liên tục đưa ra cảnh báo, với khẳng định Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, cũng như việc dùng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là vi phạm quy định pháp luật.

Trước đó, cơ quan này đã trình Chỉnh phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đã bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phuong tiện thanh toán không hợp pháp (như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó đã quy định chế tài xử phạt vi phạt hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tư pháp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.

Còn dưới góc độ là tài sản ảo, hàng hóa, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, về bản chất tiền ảo là một loại tài sản ảo (thường có tên gọi là coin). Bộ luật Dân sự năm 2005 và cả Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có định nghĩa, quy định cụ thể điều chỉnh đối với tài sản ảo (bao gồm cả tiền ảo với tư cách là một loại tài sản ảo).

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...