Chứng khoán APG thoái vốn thành công khỏi Angimex trước ngày cổ phiếu AGM bị đình chỉ giao dịch

Trước khi cổ phiếu AGM của Angimex bị chuyển sang diện đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023, chứng khoán APG đã thoái sạch vốn và không còn là cổ đông lớn tại công ty này...

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán: APG) thông báo đã bán ra toàn bộ 1.486.700 cổ phiếu AGM của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,17% về còn 0% vốn điều lệ.

Giao dịch được thực hiện ngày 13/9. Chiếu theo giá kết phiên ngày 13/9, giá cổ phiếu AGM là 7.250 đồng/cổ phiếu. Ước tính APG thu về gần 10,8 tỷ đồng từ giao dịch trên.

Như vậy, sau giao dịch, Chứng khoán APG không còn là cổ đông lớn tại Angimex.

Động thái bán ra của cổ đông lớn diễn ra trong bối cảnh HOSE quyết định chuyển cổ phiếu AGM từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023.

Nguyên nhân là do Angimex tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch theo quy định. Cụ thể là AGM chưa công bố báo cáo tài chính bán niên 2023 (riêng lẻ và hợp nhất) đã soát xét đúng hạn.

Ngoài ra, cổ phiếu AGM cũng đang trong diện cảnh báo do lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022 gần 71 tỷ đồng.

Giải trình về việc cổ phiếu AGM bị đình chỉ giao dịch, Angimex cho biết nguyên nhân chậm công bố thông tin do khi thực hiện thay đổi đơn vị kiểm toán từ ngày 5/7/2023 theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông nhằm khắc phục việc chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022, công ty và đơn vị kiểm toán đã dồn toàn lực để hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 dẫn đến thiếu nguồn lực để hoàn tất báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023.

Bên cạnh đó, do việc tổng hợp số liệu báo cáo từ các công ty con, đơn vị thành viên và soát xét các số liệu đòi hỏi nhiều thời gian hơn, nên Công ty không thể hoàn thành báo cáo đúng thời hạn quy định.

Angimex cũng thông tin rằng đã công bố báo cáo tài chính (riêng lẻ và hợp nhất) kiểm toán năm 2022 vào ngày 25/8 và bán niên 2023 đã soát xét vào ngày 12/9.

Chứng khoán APG
Diễn biến giá cổ phiếu AGM thời gian qua

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/9, cổ phiếu AGM giảm sàn 470 đồng về 6.280 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu AGM đã giảm sàn cả 5 phiên trong tuần này (11/9-15/9) kể từ khi nhận quyết định đình chỉ giao dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi mở ra cơ hội được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho các trường hợp không có giấy tờ. Để thực hiện có hiệu quả, các địa phương kiến nghị cần sớm có hướng dẫn cụ thể.

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường các biện pháp khuyến khích, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ.

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Sáng 6/2/2024 (tức 26 Tết Nguyên đán), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về tình hình quản lý, vận hành hệ thống điện và cung ứng điện dịp Tết Giáp Thìn.

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ đóng góp thêm nguồn năng lượng cho đất nước và hiện thực hóa cam kết trung hòa carbon của quốc gia, mà sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp năng lượng...

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…