Chứng khoán SSI lên tiếng về việc Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bị nhầm ảnh với Chủ tịch Tập đoàn Thuận An

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng đã lên tiếng đính chính khi bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An vừa bị bắt...

Chứng khoán SSI lên tiếng về việc Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bị nhầm ảnh với Chủ tịch Tập đoàn Thuận An

Ngày 16/4, ông Nguyễn Khắc Hải, Giám đốc Khối phụ trách Luật và Kiểm soát tuân thủ của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI đã có văn bản gửi cơ quan chức năng, thông tin về sự nhầm lẫn hình ảnh của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán SSI trên một số phương tiện truyền thông.

Theo văn bản này, ông Hải cho biết, trong ngày 15/4, một số phương tiện truyền thông đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, cùng đồng phạm trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại công ty này và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Trong luồng thông tin này, một số đơn vị đã trích dẫn hình ảnh ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán SSI, dùng làm hình ảnh các bị can.

Theo ông Hải, việc sử dụng hình ảnh sai lệch gây hiểu lầm từ những cơ quan ngôn luận không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân ông Nguyễn Duy Hưng mà còn tác động, ảnh hưởng đến uy tín của các tập đoàn lớn mà ông đang nắm giữ các chức vụ lãnh đạo cao nhất: gồm Chứng khoán SSI, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN. Hai doanh nghiệp này đang có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Từ đó, gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Do đó, phía Công ty Chứng khoán SSI đề nghị các cơ quan chức năng liên quan có những can thiệp kịp thời, đính chính thông tin chuẩn xác để tránh hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng đến an ninh thông tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thị trường và các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế đang có nhiều biến động về mặt thông tin, rất cần sự vững tâm từ nhà đầu tư và thông tin chính xác từ các cơ quan ngôn luận chính thống.

Cá nhân ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI cũng lên tiếng đính chính về việc bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thuận An vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Theo đó, trên trang facebook cá nhân của mình, Chủ tịch SSI đã đăng ảnh cá nhân với nội dung: “Không quan tâm đến đồn thổi tào lao, nhưng thông tin sai lệch từ báo chính thống sẽ tác động tiêu cực rất lớn tới thị trường. Thị trường hiện tại vốn rất nhạy cảm, mọi thông tin đến từ các cơ quan thông tấn chính thống đều có tác động mạnh đến tâm lý của Nhà đầu tư. An ninh thông tin thị trường không chỉ đơn thuần là câu chuyện của truyền thông báo chí, một cá nhân, một doanh nghiệp mà là của cả thị trường.”

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, C03 cũng khởi tố ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An; ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An; ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và ông Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang; ông Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, ngày 15/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét theo đúng quy định của pháp luật.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.

Về Tập đoàn Thuận An, tháng 8/2004 Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An được thành lập, vốn điều lệ 3,9 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, đầu tư bất động sản.

Các bị can trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
Các bị can trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An

Đến tháng 1/2023, doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (TAG). Người đại diện pháp luật là ông Trần Anh Quang kiêm Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Duy Hưng kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Tính đến đến tháng 8/2020, TAG có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng. Sau đó, tháng 10/2021, doanh nghiệp này đã tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đến tháng 12/2021, Tập đoàn Thuận An lại tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng.

Như vậy chỉ sau 1 năm, tập đoàn đã liên tục có 2 lần tăng vốn, và số tiền là 500 tỷ đồng.

Trước thời điểm tăng vốn này, giai đoạn 2017 – 2019 hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Thuận An không mấy thuận lợi. Trong khi, doanh thu của TAG luôn thu về hàng trăm tỷ đồng như năm 2017 là 301 tỷ đồng, đến năm 2018 doanh thu lại giảm xuống 258 tỷ đồng, còn năm 2019 đạt 288 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp này ở mức thấp. Cụ thể, lợi nhuận thuần của Tập đoàn Thuận An chỉ đạt gần 1 tỷ đồng và trong các năm 2018 và 2019.

Về tổng tài sản của Tập đoàn Thuận An trong giai đoạn 2017 - 2019 cũng lên xuống thất thường, từ 612,2 tỷ đồng năm 2017, giảm xuống còn 564,7 tỷ đồng vào năm 2018, sau đó tăng lên 710,6 tỷ đồng vào năm 2019.

Còn nợ phải trả của Tập đoàn Thuận An trong giai đoạn 2017 - 2018 giảm từ 311,7 tỷ đồng xuống còn 266,7 tỷ đồng. Đến năm 2019, số nợ phải trả của công ty này lên đến 412,5 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn

Dù tăng trưởng kinh tế thấp quý đầu năm, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, dư địa tăng của những quý tiếp theo là tích cực. Trong cả năm 2024, GDP của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đã được Quốc hội đề ra.