Chuyên gia hiến kế cho Chính phủ và doanh nghiệp vượt khủng hoảng hậu Covid-19

Để triển khai có hiệu quả các gói chính sách của Chính phủ, ngoài việc các bộ, ngành có hướng dẫn cụ thể, chi tiết... thì doanh nghiệp cũng cần thay đổi các hành vi sau đại dịch Covid - 19 như ứng dụng công nghệ, số hoá trong hoạt động kinh doanh.
Chuyên gia hiến kế cho Chính phủ và doanh nghiệp vượt khủng hoảng hậu Covid-19

Đây là phát biểu của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Hội nghị “Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu COVID19” mới đây.

Theo TS. Cấn Văn Lực, trong thời điểm khủng hoảng kinh tế bởi dịch Covid-19, chúng ta cần thống nhất được vấn đề: doanh nghiệp thực sự đang cần gì, cần tiền hay cần cơ chế?

Quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, cho rằng hiện doanh nghiệp rất cần dòng tiền và thanh khoản. Bởi hiện nay tất cả công nợ, tư nợ dồn dập đến, doanh nghiệp không có nguồn tiền để trả.

Hiện Chính phủ đã thiết kế chính sách điểm huyệt này rất đúng và trúng. Theo đó, có 4 gói chính sách.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ và tín dụng: gói này như Ngân hàng Nhà nước nói cho phép các doanh nghiệp cơ cấu lại nợ, tức là đến thời hạn nợ không phải trả ngay lập tức, mà giãn hoãn 3 - 6 tháng.

Giảm lãi ở phần dư nợ hiện tại, các ngân hàng đã giảm lãi 0,5-1% ở phần lãi hiện tại. Giữ nguyên nhóm nợ cho vay mới. Như vậy, bây giờ không phải là 300.000 tỷ đồng, mà các ngân hàng hiện đã cam kết lên tới 600.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn rất yếu ớt, chính vì thế cả quý I/2020 tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 1,1% (năm ngoái hơn 3%). Lãi suất hiện nay rất hấp dẫn, tính trung và dài hạn chỉ 7%, nhưng người dân đi vay rất ít.

Liên quan đến vấn đề giảm lãi, giảm phí. Nếu như gói tín dụng 300.000 tỷ đồng lãi suất giảm 1-2%, cộng với phần giảm lãi, giảm phí, cho phép cơ cấu lại nợ, không tính tiền phạt thì NHNN đã chia sẻ 28.000-30.000 tỷ đồng. Như vậy, gói này tương đương với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Đây chính là lợi nhuận của Ngân hàng làm ra chứ ko phải NSNN.

Thứ hai là gói tài khoá: Bộ Tài chính đề xuất và Chính phủ đã ký Nghị định cho phép giãn hoãn, thuế, tiền thuê đất 180.000 tỷ. Tuy nhiên, thực tế cuối năm Chính phủ sẽ thu lại khoản này.

Điều mà Chính phủ hy sinh là tiền lãi Chính phủ không tính. Giả sử Chính phủ thu 180.00 tỷ đồng đó về, nếu gửi lãi ngân hàng tính sơ bộ 5%, thì Chính phủ sẽ hy sinh khoản lãi đó và không tính tiền phạt để hỗ trợ doanh nghiệp. Phần mà Chính phủ hỗ trợ lớn nhất hiện nay đó là thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

TS.Cấn Văn Lực cho rằng, Bộ Tài chính phải quyết liệt, năm nay là thời điểm cực kỳ quan trọng. Trước đó Hiệp hội DNNVV cũng đã đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước đây giảm thuế 20%, nhưng nay 15 - 17%.

Nếu việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện từ 1/7/2020 thì Bộ Tài chính tính sơ bộ giảm ngân sách 15.000-16.000 tỷ đồng. "Như vậy nếu áp dụng ngay lập tức, Chính phủ sẽ phải hy sinh 15.000-16.000 tỷ đồng giảm thuế thu nhập," TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Thêm nữa là Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị điện tử cho ngành dệt may, da giày… Tính ra, nếu Chính phủ đồng ý phê duyệt, khoản này giảm tương đương giảm thuế 46.000 tỷ đồng thuế nhập khẩu .

Thứ ba là gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, cộng thêm gói giảm 12.000 tỷ đồng tiền điện, 15.000 tỷ đồng viễn thông, tính sơ sơ, Chính phủ đã hy sinh tiền ngân sách 2,5% GDP để đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyện giảm thuế, phí và an sinh xã hội…

"Như vậy, rõ ràng đây là gói chính sách chưa bao giờ có trong lịch sử, cực kỳ quyết liệt. Khác hẳn gói 2008-2009 là 8 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất được coi là không hiệu quả", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Đề xuất để triển khai hiệu quả các gói chính sách của Chính phủ vượt qua khủng hoảng và hậu khủng hoảng đại dịch Covid-19, theo TS. Cấn Văn Lực cần sự vào cuộc của tất các bên: Chính phủ, các bộ - ngành, địa phương, người dân. Hiện Chính phủ đã triển khai chính sách, ở địa phương cần triển khai thực hiện như thế nào.

Tuy nhiên, TS. Lực cho rằng cần có một hướng dẫn cực kỳ cho các địa phương như tiêu chí nào được vay, được giảm? Doanh thu như thế nào được giảm 30-40, hay 50%?

Quy mô doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ được vay như thế nào? Tôi muốn đòi hỏi hướng dẫn cực kỳ chi tiết cho địa phương, như tiêu chí được vay được giảm, doanh thu giảm như thế nào 30-40%, quy mô doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ được vay như thế nào...?

Ở phía các tổ chức tín dụng, thuế, tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính, đặc biệt đưa công nghệ vào mới có thể triển khai có hiệu quả. Đơn cử, nếu như gói 62.000 tỷ đồng không ứng dụng công nghệ thông tin vào mà làm thủ tục giấy tờ cần xác nhận xã, UBMTTQ… đến được người dân rất mất thời gian.

"Tôi đề xuất Chính phủ sử dụng công nghệ 'mobile money', cực kỳ hiệu quả, chi phí thấp, chỉ cần có số điện thoại và ví điện tử, tiền sẽ đến người dân một cách minh bạch".

Còn doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại mình, bởi sau dịch thế giới thay đổi rất nhiều, khoảng 10 hành vi thay đổi lớn của các doanh nghiệp. Xu thế của thế giới như tự động hoá, thương mại điện tử, ngân hàng số, giáo dục trực tuyến… Xu thế mới doanh nghiệp sẽ đón bắt như thế nào, có thay đổi tư duy không...

Để thực hiện các gói này hiệu quả, doanh nghiệp cũng phải công khai minh bạch và đóng góp hiến kế cùng Hiệp hội DNNVV, đóng góp chính sách cho Chính phủ hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...