Chuyển giá ở Việt Nam: Những tác động tiêu cực từ thực tế và giải pháp ngăn chặn

Dù không thể phủ nhận những đóp góp của các doanh nghiệp FDI trên cả phương diện kinh tế lẫn ngân sách, song điều mà Chính phủ Việt Nam rất quan ngại chính là vấn đề chuyển giá nói riêng của nhiều doanh nghiệp FDI.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng chuyển giá ở Việt Nam, Thương Gia giới thiệu loạt bài viết nhận diện về những hành vi chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); phân tích những tác động của chuyển giá đối với nền kinh tế, những khó khăn trong quá trình ngăn chặn, những bất cập trong công tác quản lý đồng thời gợi mở những giải pháp về chính sách và những bài học kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên thế giới.

Bài 1: Metro, Keangnam và Adidas dùng những “chiêu thức” nào để chuyển giá?

Theo thống kê của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trung bình mỗi năm có khoảng trên từ 40-50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ lũy kế đến mức âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, kể cả việc mở rộng quy mô kinh doanh. Điển hình cho các doanh nghiệp trên là Adidas, Coca-Cola Việt Nam, Pepsi Việt Nam, Metro Việt Nam và Công ty Keangnam Vina.

Đối với Metro Việt Nam, đơn vị này bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ đầu năm 2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 36 triệu USD. Sau khoảng 12 năm hoạt động, 2002-2013, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD vào tháng 5/2013.

Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ USD và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỉ đồng. Mặc dù lỗ, nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Từ kết quả này, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và xác định có hành vi chuyển giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỉ đồng, đồng thời xác định Metro Việt Nam đã có lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỉ đồng.

Trong số này, khoản điều chỉnh giảm lỗ lớn nhất liên quan đến phí nhượng quyền thương mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Metro Việt Nam, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, v.v… với số tiền lên đến 335 tỉ đồng.

Metro Việt Nam đã dùng rất nhiều những "mánh lới" để chuyển giá ở Việt Nam
Metro Việt Nam đã dùng rất nhiều những "mánh lới" để chuyển giá ở Việt Nam

Khoản điều chỉnh thuế nhà thầu đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam khoảng 62 tỉ đồng; điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp lên đến 110 tỉ đồng. Do những khoản chi phí quá lớn và bất hợp lý được hạch toán vào chi phí của Metro Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là chi phí nhượng quyền thương mại, đã khiến cho công ty này liên tục báo lỗ trong hàng chục năm.

Trong giai đoạn 2002 - 2013, chi phí nhượng quyền thương mại mà Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức đã lên tới 731 tỉ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GmbH (MCC) tại Đức cũng là một con số rất lớn, lên tới 699 tỉ đồng. Theo nhận định, đây là những giao dịch liên kết mánh lới để Metro Việt Nam chuyển giá.

Trong khi đó, Công ty Keangnam Vina là một công ty bất động sản 100% vốn của Hàn Quốc. Vào Việt Nam từ tháng 7/2007, Keangnam Vina ký hợp đồng chìa khóa trao tay với Công ty Keangnam Enterprise – một công ty con thuộc tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 871 triệu USD.

Vai trò của Keangnam Enterprise không chỉ là khảo sát, thiết kế, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng dự án mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Năm 2008, khoản phí tư vấn tài chính mà Keangnam Vina trả cho Keangnam Enterprise lên tới 30 triệu USD, phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên đến vài triệu USD.

Do những khoản chi phí đó, Keangnam Vina liên tục báo lỗ và do vậy không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lỗ này tất nhiên chuyển thành khoản lãi của Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc. Trong khi đó, Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.

Tình hình hoạt động của Keangnam Vina sau 5 năm cho thấy công ty này luôn khai báo lỗ. Tính đến thời điểm 2011 khi tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark bắt đầu vận hành, doanh thu của công ty đạt trên 5.200 tỉ đồng nhưng công ty lại khai báo lỗ lên đến 140 tỉ đồng.

Từ thực trạng này, cơ quan thuế Việt Nam đã vào cuộc thanh tra và xác định hành vi chuyển giá của Keangnam Vina. Sau thanh tra, cơ quan thuế đã yêu cầu loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Rất nhiều khoản giá vốn xây dựng bị dàn xếp bất hợp lý đã bị buộc phải điều chỉnh lại. Vì vậy, tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD đã giảm chỉ còn 699 triệu USD. Kết quả thanh tra buộc Keangnam Vina phải thừa nhận hành vi chuyển giá và phải điều chỉnh giá lên đến 1.220 tỉ đồng. Không những vậy, Keangnam Vina còn bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 95,2 tỉ đồng do điều chỉnh lại lợi nhuận của giai đoạn 2007-2011.

Bên cạnh hai trường hợp từ Metro Việt Nam và Keangnam, một trong những trường hợp điển hình có thể kể đến là Adidas. Adidas AG là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1948 tại Đức, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất dụng cụ thể thao.

Adidas đã đến Việt Nam từ rất sớm
Adidas đã đến Việt Nam từ rất sớm

Các sản phẩm của Adidas đã đến Việt Nam rất sớm từ năm 1993 và đến năm 2009 thì một công ty con của Adidas mới được thành lập ở Việt Nam. Từ cuối năm 2012, báo chí Việt Nam đã đăng một số bài báo nghi vấn về việc Adidas Việt Nam chuyển giá.

Nhiều lập luận cho rằng Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vai trò là nhà phân phối bán buôn, nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà bán lẻ, và đặt nghi vấn đây chính là cách mà Adidas dùng để chuyển giá theo phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con thuộc tập đoàn Adidas nhằm né thuế thu nhập tại Việt Nam.

Cụ thể, theo thông tin từ Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt, Adidas Việt Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và cả giá trị sản phẩm được cấp phép.

Ngoài ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Addias International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, theo hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các công ty con địa phương, trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan.

Chính vì phát sinh quá nhiều chi phí trung gian đầu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị đội lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và không phải nộp thuế thu nhập.

Xem thêm

Doanh nghiệp FDI than khổ vì chính sách bất nhất

Doanh nghiệp FDI than khổ vì chính sách bất nhất

Sự thay đổi bất ngờ của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án đầu tư mở rộng trong giai đoạn 2009 - 2013 đã khiến không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)… “khổ”
Nghịch lý doanh nghiệp FDI: Càng ưu đãi... càng lỗ?

Nghịch lý doanh nghiệp FDI: Càng ưu đãi... càng lỗ?

Để hạn chế tình trạng trải thảm đỏ thu hút đầu tư, song doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn liên tục báo lỗ. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tự đi trên đôi chân của mình,
Năm 2019, 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ

Năm 2019, 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ

Theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2019, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế vẫn diễn ra ở một số doanh nghiệp FDI.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…