Chuyên gia Trần Du Lịch: Có 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể lớn

Vốn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, nhưng cơ chế vay vốn hiện tại chẳng hỗ trợ được gì nhiều cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chuyên gia Trần Du Lịch: Có 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể lớn

Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn lên, điều kiện tiên quyết là phải có đủ vốn để họ có thể mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, cải tiến công nghệ và chất lượng nhân sự… Tuy nhiên, hiện nay, các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn gặp nhiều khó khăn thậm chí không thể tiếp cận được nguồn vốn từ nhà nước/ngân hàng.

"Các doanh nghiệp Việt không làm được bao bì bên trong cho điện thoại của Samsung, chỉ làm được cái vỏ hộp bên ngoài. 15/18 công ty con của Trường Hải làm công nghiệp hỗ trợ, nhưng cũng chỉ có Trường Hải làm, chứ không có ai tham gia vào hết", TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nêu thực trạng.

Ông Lịch cho rằng, có 3 nguyên nhân chính khiến SMEs Việt không thể lớn, kéo theo ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cứ mãi dậm chân tại chỗ.

Thứ nhất, Chính phủ của đã chọn sai phương pháp khi hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn. Doanh nghiệp FDI lớn vào Việt Nam phải có chính sách chuyển giao công nghệ mới cho cơ hội đầu tư. Ví dụ như khi Samsung vào, lúc đàm phán, chuyện thuế má không quan trọng, mà nên đàm phán theo hướng "tôi đồng ý cho anh những ưu đãi này kia, nhưng sau đó anh phải chuyển giao công nghệ cho những SMEs của tôi".

Các SMEs không tự sản xuất được công nghệ, mà phải được nhà nước hỗ trợ về công nghệ. Tại Hàn Quốc, nhà nước hỗ trợ các trường đại học bằng cách: đại học đó giải quyết bao nhiêu vấn đề về công nghệ cho doanh nghiệp, nhà nước sẽ trả tiền lại tương xứng chứ không phải đưa tiền trước. Tôi chỉ trả tiền cho anh, khi anh đóng góp được cái gì đó.

Thứ hai, chuyện nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp thị công nghệ, tiếp thị sản phẩm…"làm mai mối' SMEs cho các công ty lớn/tập đoàn, những điều này đã được đưa vào luật SMEs, nhưng chưa thấy tác dụng. Nhà nước và cả doanh nghiệp đều rất hờ hững trong việc hợp tác với nhau.

Cuối cùng và quan trọng nhất, chúng ta không có quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các SMEs nhanh chóng – dễ dàng vay vốn, bắt kịp nhu cầu thị trường, nhanh lớn mạnh.

Ông Lịch phân tích, đây là "cuộc tình tay ba" giữa doanh nghiệp - quỹ bảo lãnh tín dụng – ngân hàng thương mại.

Quỹ bão lãnh tín dụng không có tiền để cho vay, họ chỉ đóng vai trò bảo lãnh. Ví dụ, doanh nghiệp A muốn sản xuất sản phẩm B, quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ phân tích cho thấy, kể từ đó đến nay ai đã sản xuất sản phẩm B, bao nhiêu người thành công và bao nhiêu người chết.

Sau đó, nếu doanh nghiệp biết thực trạng vẫn quyết tâm làm, quỹ bảo lãnh sẽ nói: anh có 30 chục đồng, tôi sẽ bảo lãnh cho anh 70 chục đồng, quỹ ký bảo lãnh xong, ngân hàng mới cho vay.

Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm giám sát tài sản mà doanh nghiệp A mua về như thiết bị sản xuất, nhà xưởng… Nếu A phá sản, ngân hàng có thể bán cơ sở vật chất để thu lại. Lỗ bao nhiêu, quỹ sẽ chịu 70%, ngân hàng chịu 30%.

Nhiều người nghe chuyện sẽ đặt câu hỏi: vậy ngân sách nào chịu nổi? Thật ra, nếu tính tổng thể lại, nhà nước luôn có lời: bởi vì doanh nghiệp nộp các loại thuế, giải quyết nhiều công ăn việc làm… Còn nói có quỹ tín dụng mà cần phải có tài sản bảo lãnh giống ngân hàng nữa thì có quỹ làm gì?

Chia sẻ từ ông Trần Ngọc Dũng, CEO Công ty CP Dược phẩm An Thiên, người đã vay được 500 tỷ đồng từ nhà nước để mở nhà máy sản xuất dược phẩm, con đường để SMEs đến với dòng vốn tắc hai chỗ: thiếu một nơi như quỹ bảo lãnh tín dụng và các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp.

Để vay được 500 tỷ đồng, ông Dũng đã mất 2 năm chuẩn bị hồ sơ cũng như tiến hành đánh giá như hướng dẫn từ các cơ quan chức năng. Lúc đó, theo quy định của nhà nước, mức vốn tối đa mà một doanh nghiệp được vay chỉ tầm 1/2 con số 500 tỷ đồng, nên ông sẽ trả lãi 1/2 theo mức hỗ trợ của nhà nước, còn 1/2 vẫn trả lãi như vay ngân hàng như bình thường.

"Mặc dù, tôi vay vốn thông qua một quỹ tín dụng của nhà nước, song tôi vẫn phải có tài sản đối chứng để thế chấp, chẳng khác gì đi vay vốn của ngân hàng. Ngược lại, vì rất nhiều SMEs không có tài sản đối chứng đáng giá, họ bị cả ngân hàng lẫn các quỹ tín dụng từ chối", ông Dũng nêu vấn đề mấu chốt.

Tiếp cận nguồn vốn khó khăn là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp Việt mãi nhỏ

Theo vị CEO này, nhà nước cần thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng như đề nghị của chuyên gia Trần Du Lịch như phía trên. Đồng thời, nhà nước cũng nên lập ra một bộ phận như là đầu mối duy nhất về vấn đề vay vốn cho SMEs, đừng để các SMEs phải chạy khắp nơi để làm thủ tục vay vốn như hiện tại.

Nhà nước có thể thuê một công ty dịch vụ đứng ra hướng dẫn hoặc thực hiện luôn, các doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...