Chuyện lạ đấu thầu tại Điện lực Gia Lâm: 2 gói thầu lớn có dấu hiệu gian lận

Gian lận nhân sự, vi phạm hàng loạt các quy định đấu thầu nhưng không hiểu vì lý do gì, nhà thầu CTCP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng vẫn được phê duyệt trúng thầu 02 gói thầu có quy mô lớn thuộc các dự án đấu tư phát triển của Điện lực Gia Lâm.
Chuyện lạ đấu thầu tại Điện lực Gia Lâm: 2 gói thầu lớn có dấu hiệu gian lận

Theo hướng dẫn tại Mẫu số 15 và Mẫu số 18 Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) xây lắp giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nhà thầu phải đề xuất một số vị trí nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của HSMT. Theo đó, nhà thầu không được kê khai những nhân sự, thiết bị đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.

Tuy nhiên, tại Hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu CTCP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng (Công ty CP ĐTXD và PTHT) để tham dự 02 gói thầu gồm: Gói thầu số 01 XL-2020: Thi công xây lắp công trình thuộc dự án Xây dựng mới các TBA trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2020 (TT Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá); và Gói thầu số 04XL- 2020: Thi công xây lắp công trình thuộc dự án Bổ sung đường trục hạ thế các TBA trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2020 (Xã Yên Viên, Yên Thường, TT Yên Viên, Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Dương Hà, Kim Sơn, Lệ Chi, Phú Thị) các nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai thực hiện 02 gói thầu trên này lại đang huy động trái quy định pháp luật cho một gói thầu khác nhưng Công ty Điện lực Gia Lâm(chủ đầu tư) phê duyệt trúng thầu.

Gói thầu 01 XL-2020
Gói thầu 01 XL-2020

Để huy động nhân sự chủ chốt theo yêu cầu của HSMT của 02 gói thầu trên, nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT đã sử dụng các nhân sự gồm ông Nguyễn Tiến Nam, Đoàn Văn Thiều, Vũ Đức Long tương ứng với 3 vị trí nhân sự chủ chốt mà nhà thầu đã kê khai trong HSDT như vị trí Chỉ huy trưởng công trường, kỹ sư điện, kỹ sư xây dựng.

Kết quả, nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT đã “ngoạn mục” trúng thầu toàn bộ 02 gói thầu trên với tỷ lệ tiết kiệm siêu nhỏ. Cụ thể, tại Gói thầu số 01 XL-2020, Công ty CP ĐTXD và PTHT trúng thầu với mức giá trúng 6.350.424.482 VNĐ (Quyết định phê duyệt KQLCNT số: 3313/QĐ-PC GIALAM ngày 21/12/2019), tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu chỉ đạt 0,9%. Tương tự, với Gói thầu số 04XL- 2020, nhà thầu trên trúng thầu với mức giá trúng 8.328.875.728 VNĐ. (Quyết định phê duyệt KQLCNT số: 89/QĐ-PC GIALAM ngày 13/01/2020), tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 0,9%.

Tuy nhiên, theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, tại thời điểm Công ty CP ĐTXD và PTHT tham gia dự thầu gói thầu trên, nhà thầu này đang sử dụng “dàn” nhân sự chủ chốt trên gồm các nhân sự Nguyễn Tiến Nam (Chỉ huy trưởng công trường); Đoàn Văn Thiều, (kỹ sư điện), Vũ Đức Long (kỹ sư xây dựng) đang trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công Gói thầu 67.2019 – XL – ĐTXD: “Xây lắp” của Công ty Điện lực Phú Xuyên.

Cụ thể, ngày 05/10/2019, Công ty Điện lực Phú Xuyên đã ký quyết định số 746/QĐ-PC PHÚ XUYÊN phê duyệt KQLCNT gói thầu trên cho nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT trúng thầu với giá 4.666.030.420 VNĐ. Thời gian thực hiện hợp đồng 120 ngày. Hai bên tiến hành ký hợp đồng vào ngày 11/10/2019.

Theo công văn hướng dẫn pháp luật đấu thầu của Cục Quản lý Đầu thầu (Bộ KH&ĐT), trường hợp nhà thầu kê khai nhân sự, thiết bị đã huy động cho gói thầu khác mà nhà thầu đã trúng thầu, ký hợp đồng và có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này thì bị coi là gian lận khi kê khai thông tin tham dự ở gói thầu này.

Với quy định pháp luật đấu thầu rất rõ ràng, không hiểu vì động cơ gì và dựa vào văn bản pháp lý nào mà nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT đã sử dụng các nhân sự chủ chốt tại Gói thầu 67.2019 – XL – ĐTXD: “Xây lắp” của Công ty Điện lực Phú Xuyên mà nhà thầu đã trúng thầu, đã ký hợp đồng lại tiếp tục sử dụng trái quy định tại Gói thầu số 01 XL-2020 và Gói thầu số 04XL- 2020 thuộc 2 dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn và rất quan trọng do Công ty Điện lực Gia Lâm làm chủ đầu tư tổ chức đấu thầu sau đó.

Đáng chú ý, tại Báo cáo đánh giá HSDT của nhà thầu tại 02 gói thầu này, Công ty Điện lực Gia Lâm không hề có bất kì văn bản nào yêu cầu làm rõ các nhân sự chủ chốt và phổ thông đối với HSDT nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT theo đúng quy định pháp luật đấu thầu mà “nhanh chóng” phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bên cạnh đó, Công ty CP ĐTXD và PTHT tiếp tục sử dụng “dàn nhân sự” gồm Nguyễn Tiến Nam (Chỉ huy trưởng công trường); Đoàn Văn Thiều, (kỹ sư điện), Vũ Đức Long (kỹ sư xây dựng) để kê khai huy động tham gia đấu thầu Gói thầu: ĐTXD-2020-XL-038 Thi công xây lắp thuộc dự án Xây dựng mới các trạm biến áp Xuân La 27, Xuân La 33, Xuân La 35 trên địa bàn quận Tây Hồ do Công ty Điện lực Tây Hồ làm chủ đầu tư. Kết quả, Công ty CP ĐTXD và PTHT cũng trúng thầu gói này với giá trúng 2.594.871.705 VNĐ (Quyết định số 522/QĐ-PC TÂY HỒ ngày 10/3/2020).

Trước khi trúng thầu các gói thầu trên, Công ty Điện lực Gia Lâm cũng giao nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT nhiều hợp đồng xây lắp có giá trị hàng chục tỷ đồng như HĐ số 12/HĐ-PC GIALAM ngày 07/4/2018 ký với Công ty Điện lực Gia Lâm có giá trị 32.294.716.876VNĐ; Hợp đồng số 31/HĐ-PC GIALAM19/4/2017 có giá trị 11.398.335.867 VNĐ kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngày 27/9/2017.

Ngoài ra, cũng tại HSMT của Gói thầu số 01 XL-2020 và Gói thầu số 04XL- 202, phần tiêu chuẩn đánh giá HSDT với nhân sự, Công ty Điện lực Gia Lâm yêu cầu: chỉ huy trưởng công trình, cán bộ kỹ thuật điện, xây dựng thi công gói thầu phải đang làm việc chính thức cho nhà thầu (không phải cộng tác viên), có hợp đồng lao động; công nhân tham gia thi công gói thầu phải có hợp đồng lao động.

Yêu cầu này của Công ty Điện lực Gia Lâm là không đúng quy định của pháp luật, hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu, đi ngược lại Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Vậy, có sự ưu ái nào của Công ty Điện lực Gia Lâm với nhà thầu Công ty CP ĐTXD và PTHT hay không? chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thuỳ Linh - Ngọc Trâm

Xem thêm

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Dù quy định không được nêu bất cứ điều kiện nào trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia và tạo lợi thế cho một số nhà thầu nhưng tại nhiều gói thầu của Điện lực Ba Vì lại có những dấu hiệu bất tuân quy định.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…