Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Dù quy định không được nêu bất cứ điều kiện nào trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia và tạo lợi thế cho một số nhà thầu nhưng tại nhiều gói thầu của Điện lực Ba Vì lại có những dấu hiệu bất tuân quy định.
Điện lực Ba Vì: Nghi vấn từ những gói thầu

Điểm “mờ” trong hồ sơ mời thầu

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định trong Hồ sơ mời thầu (HSMT) không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Không những thế ngay cả Chỉ thị 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu trong việc xây dựng HSMT/HSYC (hồ sơ yêu cầu) thì bên mời thầu không được đưa ra các điều kiện để hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu như: Yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải được đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự đăng ký hợp đồng với nhà thầu, thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu mà không được đi thuê, đã thực hiện hợp đồng tương tự trên một địa bàn cụ thể... hoặc quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn mức yêu cầu của gói thầu...

Thực tế pháp luật đấu thầu và Chỉ thị của Chính phủ quy định như vậy nhưng thời gian qua việc lập và phát hành HSMT nhiều gói thầu của Công ty Điện lực Ba Vì lại xảy ra nhiều nghi vấn.

Điển hình như gói thầu cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp công trình thuộc hạng mục: Đại tu cải tạo hệ thống tiếp địa các đường dây trung áp thuộc lộ: 471, 374, 372, 475E1.7, 473 Đồng Bảng, 473E10.7 được phê duyệt hồ sơ yêu cầu gói thầu (HSYC) ngày 20/4/2018.

Theo HSYC gói này, phần tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất (HSĐX), với nhân sự Điện lực Ba Vì yêu cầu: chỉ huy trưởng công trình, chủ nhiệm (Cán bộ kỹ thuật) phụ trách thi công, công nhân tham gia thi công gói thầu phải có hợp đồng lao động không xác định thời hạn với nhà thầu theo quy định của pháp luật và vẫn còn hiệu lực. Riêng với chỉ huy trưởng công trình phải có sổ bảo hiểm xã hội, hoặc giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm cho nhân sự này.

Tương tự, đối với gói thầu số 02: Thi công xây lắp công trình ĐTXD đợt 1 năm 2019” được phê duyệt hồ sơ mời thầu ngày 18/2/2019, yêu cầu các nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu phải đang làm việc chính thức cho nhà thầu, đồng thời nhà thầu phải cung cấp hợp động lao động đối với các nhân sự chủ chốt thực hiện gói thầu.

Từ thực tế trên, nếu áp với các quy định pháp luật đấu thầu và Chỉ thị 47/CT-TTg thì việc lập và tổ chức đấu thầu tại Công ty Điện lực Ba Vì đã được thực hiện đúng quy định hay chưa? Vấn đề này đang được dư luận đặt dấu hỏi (?) lớn.

Nghi vấn bổ sung tài liệu và trúng thầu

Không chỉ vậy, Chỉ thị 47/CT-TTg cũng quy định phần đánh giá HSDT/HSĐX phải căn cứ theo quy định pháp luật về đấu thầu, theo các yêu cầu nêu trong HSMT/HSYC, nội dung HSDT/HSĐX, tài liệu làm rõ HSDT/HSĐX (nếu có), bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch. Trường hợp có những thông tin cần làm rõ, yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu, làm rõ trên nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT/HSĐX đã nộp và giá dự thầu.

Nghị định 63/NĐ-CP cũng quy định, đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu (HSDT) đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Tuy nhiên, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với ‟Gói thầu số 02: Thi công xây lắp công trình ĐTXD đợt 1 năm 2019” Điện lực Ba Vì lại cho phép các nhà thầu được bổ sung tài liệu kỹ thuật sau thời điểm đóng thầu để HSDT của nhà thầu Liên danh Công ty TNHH Xây Lắp Điện Bảo Lộc, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hương Quỳnh và Công ty cổ phần DVT Hà Nội từ không đáp ứng “thành” đáp ứng.

Cụ thể, tại tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật tại  HSMT gói thầu (mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng) quy định đối với các vật tư, vật liệu chính nhà thầu phải có cam kết và tài liệu kỹ thuật của VTTB do nhà thầu cấp. Cam kết cấp hàng, hợp đồng nguyên tắc hoặc các tài liệu khác tương đương đối với đơn vị cung cấp hàng; đối với các loại vật liệu phụ khác nhà thầu phải có cam kết cấp hàng hoặc hợp đồng nguyên tắc. Trường hợp nhà thầu không cung cấp các tài liệu trên, HSDT được đánh giá không đáp ứng quy định tại HSMT của gói thầu.

Tuy nhiên, dù HSDT của Nhà thầu Liên danh Công ty TNHH Xây Lắp Điện Bảo Lộc, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hương Quỳnh và Công ty cổ phần DVT Hà Nội thiếu những tài liệu trên nhưng Điện lực Ba Vì vẫn cho phép các thành viên trong liên danh được bổ sung tài liệu kỹ thuật.

Cụ thể, Điện lực Ba Vì cho phép nhà thầu Công ty TNHH Xây lắp Điện Bảo Lộc được bổ sung cam kết cấp hàng các vật tư thiết bị gồm: Ống co ngót nhiệt, băng báo hiệu cáp ngầm, biển báo, keo bọt, bịt đầu cáp; Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hương Quỳnh bổ sung cam kết cấp hàng các vật tư thiết bị gồm: Ống co ngót nhiệt, băng báo hiệu, cáp ngầm, biển báo, keo bọt, bịt đầu cáp.

Đáng chú ý, sau khi được “bổ sung” các tài liệu trên, Nhà thầu Liên danh Công ty TNHH Xây Lắp Điện Bảo Lộc, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hương Quỳnh và Công ty cổ phần DVT Hà Nội đã “trở thành” nhà thầu trúng thầu Gói thầu trên với giá trúng thầu trên 10,231 tỷ đồng.

Còn rất nhiều những điểm mờ khác trong công tác đấu thầu tại Công ty Điện lực Ba Vì, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong thời gian tới.

Xem thêm

Vì sao doanh nghiệp từ chối ký gói thầu dự trữ Quốc gia?

Vì sao doanh nghiệp từ chối ký gói thầu dự trữ Quốc gia?

Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức đấu thầu thu mua 190 nghìn tấn gạo dự trữ Quốc gia là việc làm thường xuyên hàng năm. Năm 2020, đã có 28 DN trúng thầu với số lượng 178 nghìn tấn gạo. Nhưng vì sao có đến 24 DN từ chối ký hợp đồng thực hiện gói thầu này?

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…