Cổ đông Eximbank lại "nhịn" cổ tức năm 2016

Sau kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 31/12/2016, Eximbank vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế 461,4 tỷ đồng nên sẽ không được phép chia cổ tức cho năm tài chính 2016.
Cổ đông Eximbank lại "nhịn" cổ tức năm 2016

Năm 2016 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của hoạt động cho vay và thu hồi các khoản nợ có rủi ro cao, xử lý nợ xấu của Eximbank theo kết luận thanh tra. 

Cụ thể, trong năm 2016, Eximbank đã thu hồi khoảng 3.500 tỷ đồng dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu DN) theo kết luận thanh tra, đồng thời đã thu hồi thêm trên 3.500 tỷ đồng dư nợ cấp tín dụng có khả năng rủi ro.

Về hoạt động tái cấu trúc trong hệ thống, trong năm 2016, Eximbank đã khởi động dự án “New Eximbank”, đây là dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Ban Chỉ đạo tái cấu trúc và chiến lược đã được thành lập cùng với 5 thành viên của HĐQT để chỉ đạo và theo dõi tiến độ của dự án...

Không chia cổ tức vì lỗ luỹ kế 

Chia sẻ với cổ đông tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 về vấn đề không chia cổ tức, lãnh đạo Eximbank cho biết, ngân hàng này có nền tảng vững chắc nhưng còn nhiều vấn đề tồn đọng trong thời gian qua, HĐQT cần thời gian để khắc phục. Qua năm nay và nửa đầu năm 2018 mới có thể tính đến chuyện chia cổ tức cho cổ đông.

Kết thúc năm 2016, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Eximbank là 53,23%. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 79,23%. Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất là 17,12%. Sau kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất tại thời điểm 31/12/2016, Eximbank vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế 461,4 tỷ đồng nên căn cứ theo Điều lệ sẽ không được chia cổ tức.

Trong năm 2017, Eximbank dự kiến sẽ tăng trưởng quy mô tổng tài sản lên 150.000 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 120.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 108.875 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2017 dự kiến đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với kết quả thực hiện năm 2016.

Nhiều nội dung không được trình tại ĐHCĐ 

Sau khi công bố thông tin dự thảo lần 1 ngày 5/4/2017 các tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, Eximbank đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cổ đông và nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp về việc rút ngắn thời lượng họp ĐHCĐ thường niên năm 2017 và căn cứ nhu cầu ưu tiên của ngân hàng đối với các nội dung cần trình ĐHĐCĐ thông qua, HĐQT đã thống nhất điều chỉnh chương trình so với dự thảo ngày 5/4/2017 như sau:

Bổ sung tờ trình về việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ I (2015-2020) đối với ông Naoki Nishizawa.

Không trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của Eximbank 4 tờ trình:

- Về việc xử lý thù lao của HĐQT, BKS các năm 2013,2014 và 2015.

- Xin chủ trương chuyển địa điểm trụ sở chính Eximbank

- Việc chuyển nhượng cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín (Sacombank).

- Miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) đối với ông Cao Xuân Ninh.

ĐHCĐ thường niên 2017 của Eximbank diễn ra sáng nay 21/4 tại TP.HCM

Bên lề đại hội, ông Lê Văn Quyết – Tổng giám đốc Eximbank giải thích lý do ngân hàng rút tờ trình bán cổ phần Sacombank và thu hồi lại phần chi vượt của HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ cũ là do đã được NHNN chấp thuận và không cần thông qua tại ĐHCĐ.

Về việc bán cổ phần Sacombank, Eximbank đã có chủ trương thoái vốn theo yêu cầu của NHNN và cũng được cơ quan này chấp thuận. Tiếp đó, trong 3 tháng qua,  Eximbank đã tìm đối tác chuyển nhượng cổ phần Sacombank, các bên đang trong quá trình đàm phán, song chưa đạt được thỏa thuận về giá cổ phần. Hơn nữa, việc bán cổ phần Eximbank còn phụ thuộc nhiều vào thị trường và bản thân hai ngân hàng cũng chưa chốt được thời điểm thực hiện thoái vốn cũng như mức giá bán.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2017, Eximbank cho biết, huy động vốn đã tăng 7%, chỉ tiêu tín dụng không tăng do Eximbank đã thu hồi trước hạn 500 tỷ đồng theo kết luận Thanh tra. Lợi nhuận trong quý 1 đạt 168 tỷ đồng, kết quả này không cao do Eximbank đã trích lập nợ xấu. 

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã giảm từ 55% xuống 45%, thấp hơn mức quy định.

Rút tờ trình miễn nhiệm ông Cao Xuân Ninh

Một cổ đông cá nhân chất vấn việc miễn nhiệm ông Cao Xuân Ninh vì đã không còn tham gia làm việc tại HĐQT của Eximbank quá 6 tháng, đương nhiên bị miễn nhiệm, tại sao HĐQT lại rút tờ trình miễn nhiệm thành viên HĐQT Eximbank khỏi chương trình ĐHCĐ lần này?

Ông Đặng Anh Mai – Thành viên HĐQT Eximbank cho biết chưa xảy ra việc ông Ninh không tham gia HĐQT quá 6 tháng, mặc dù số lượng tham gia ít hơn (vắng mặt có lý do), Eximbank đã báo cáo NHNN và việc này chưa vi phạm quy định. HĐQT đã chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Ninh, song ngân hàng đã rút tờ trình này để đảm bảo ổn định của HĐQT theo yêu cầu của cơ quan chức năng chứ không phải HĐQT muốn rút tờ trình này./.

(tổng hợp)

 >> Eximbank: “điểm nóng” trước thềm đại hội

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...