Cổ đông KienLongBank lại “nhịn” cổ tức

Năm 2018, KienLongBank dự kiến không chia cổ tức nhằm giữ lại lợi nhuận bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính và tuân thủ giới hạn về an toàn vốn theo quy định.
Cổ đông KienLongBank lại “nhịn” cổ tức

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank, mã:  KLB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 được tổ chức ngày 12/4 tới nhằm thông qua nhiều mục tiêu quan trọng.

Trong đó, đáng chú ý nhất là tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2018. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của năm 2018 là hơn 171 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của các năm trước là 88,9 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận còn lại lũy kế là 260 tỷ đồng.

Đặc biệt, ngân hàng đề xuất không chia cổ tức năm 2018 nhằm bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, tuân thủ giới hạn về an toàn vốn theo quy định và đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn 2016 – 2020.

Tuy nhiên, HĐQT KienLongBank cũng “hứa hẹn” về phương án chia cổ tức theo tỉ lệ là 13% trong năm 2019.

Đây không phải lần đầu tiên KienLongBank quyết định cho cổ đông “nhịn” cổ tức, Tại ĐHĐCĐ năm 2017 ngân hàng cũng quyết định không chia cổ tức năm 2016 để tập trung bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, làm tăng giá trị sổ sách cổ phần phục vụ việc cổ phiếu KLB lên sàn UPCoM trong quý II/2017.

Về các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể, Kienlongbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 5,49% so với năm 2018, đạt 306 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến cán mốc 50.000 tỷ đồng, tăng 18,18% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng đạt 33.900 tỷ đồng, tăng 15,02% (vẫn cần được NHNN chấp thuận). 

Tổng nguồn vốn huy động tự kiến đạt 45.200 tỷ, tăng 20,54%; nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Ngân hàng cũng không có kế hoạch mở rộng  mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trong năm nay do năm 2018 đã thành lập mới tới 17 đơn vị.

Bên cạnh đó, HĐQT ngân hàng cũng xin ý kiến cổ đông về việc ủy quyền cho HĐQT được quyết định một số vấn đề thuộc quyền hạn của ĐHĐCĐ như được quyết định các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành; cho phép HĐQT được điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019, nhưng không thấp hơn các chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ thường niên thông qua.

Ngoài ra, Kienlongbank cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 đối với ông Bùi Thanh Hải.

Kết thúc năm 2018, các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng so với năm 2017. Tổng tài sản đạt 42.330 tỷ đồng, tăng 13,40%; tổng huy động vốn đạt 37.499 tỷ đồng, tăng 13,11%; dư nợ cấp tín dụng đạt 29.472 tỷ đồng, tăng 19,39%; lợi nhuận trước thuế đạt 300,05 tỷ đồng, tăng 18,98%; tỉ lệ nợ xấu được kiểm ở mức 0,86%;

>> Kienlongbank lãi sau thuế 178 tỷ đồng trong 9 tháng, trích dự phòng 46% trái phiếu VAMC

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...