Cơ hội đầu tư 'trái phiếu vàng' dù lãi suất thấp hơn 0,5 – 1%

Những động thái tích cực từ chính tổ chức phát hành, cho đến chính sách từ cơ quan quản lý cho thấy thời điểm khó khăn nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã qua. Dù thách thức, nhưng có thể thấy trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại như một sản phẩm đầu tư nhiều tiềm năng trên thị trường.

Cơ hội đầu tư 'trái phiếu vàng' dù lãi suất thấp hơn 0,5 – 1%

Cơ hội đầu tư trái phiếu

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển tích cực, rất nhiều doanh nghiệp lớn và có uy tín hàng đầu trong các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam đã có đủ điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tại các nước kinh tế phát triển, song song với sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là lựa chọn rất phổ biến với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội duy trì thu nhập ổn định. Một trong những giá trị cốt lõi của kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là lợi nhuận kỳ vọng cao hơn lãi suất tiết kiệm, an toàn hơn đầu tư cổ phiếu, mua đi bán lại dễ dàng…

Hiện nay, một điểm tích cực nhìn thấy ở kênh đầu tư trái phiếu là mặt bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã xuống rất thấp, lãi suất phát hành của trái phiếu doanh nghiệp đang trở nên hấp dẫn hơn nhiều, do đó không loại trừ khả năng có thể thu hút bớt một phần nguồn tiền gửi ngân hàng chuyển dịch sang.

Không nằm ngoài xu hướng của thị trường tài chính thế giới, trong tương lai, trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ là kênh đầu tư dự kiến sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và tăng trưởng bền vững. Thị trường trái phiếu đang tăng trưởng rất nhanh và khả quan, nhưng thực tế chỉ mới vào giai đoạn bắt đầu phát triển với một khởi đầu khiêm tốn. Để so sánh, hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 18% củaGDP, so với các nước trong khu vực thì còn rất thấp.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 18% của GDP, so với các nước trong khu vực thì còn rất thấp.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 18% của GDP, so với các nước trong khu vực thì còn rất thấp.

Khi đặt trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam như hiện nay, việc lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đòi hỏi nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ càng từ khâu lựa chọn tổ chức phát hành uy tín, lịch sử trả nợ tốt… Bên cạnh đó, điều rất quan trọng là lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành có hệ thống quản trị rủi ro tốt, có quy trình thẩm định và sàng lọc chặt chẽ trước khi trái phiếu đến tay nhà đầu tư.

“Săn” trái phiếu vàng, dù lãi suất thấp hơn 0,5 – 1%

Khi tìm kiếm những trái phiếu “vàng”, mức lãi suất có thể thấp hơn một chút nhưng đổi lại đó chính là sự an toàn và hiệu quả mà nhà đầu tư nhận được.

Theo đại diện của Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS) – tổ chức tư vấn phát hành uy tín hiện chiếm 50% thị phần tư vấn trái phiếu tại Việt Nam - thương hiệu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu là một tiêu chí dễ nhận biết với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư sẽ yên tâm khi tổ chức phát hành là những thương hiệu quen thuộc trên các phương tiện truyền thông, vì họ là những tập đoàn hàng đầu hay những doanh nghiệp đầu ngành đã có lịch sử phát triển bền vững trong nhiều năm, và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu của mình.

Cho đến nay, chỉ trái phiếu nằm trong khẩu vị rủi ro của Techcombank mới được TCBS chào bán cho nhà đầu tư, và chỉ có tổ chức phát hành nào nằm trong danh sách mà Techcombank quản lý, duy trì quan hệ mới được dùng cho bán lẻ.

Đặc biệt, TCBS hiện đã chính thức tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu, nhằm phát huy lợi thế của mỗi bên trong việc đáp ứng nhu cầu trọn gói và gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Cụ thể, là việc áp dụng xếp hạng tín nhiệm tự nguyện, với mục tiêu đồng hành nhằm góp phần xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch và bền vững.

Thông thường lãi suất trái phiếu phát hành bởi những tổ chức phát hành này thấp hơn 0,5 – 1%, so với các tổ chức khác, nhưng đây là một sự lựa chọn tương đối an toàn cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm đánh giá trái phiếu. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành là một doanh nghiệp ít danh tiếng thì nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng, tránh bị hấp dẫn bởi lãi suất cao mà bỏ qua việc đánh giá doanh nghiệp đó trước khi quyết định xuống tiền.

Bà Nguyễn Thị Hoạt, Phó tổng giám đốc TCBS cho biết: “Trái phiếu được gọi là “vàng” khi đáp ứng đủ các yếu tố: (i) Chất lượng của tổ chức phát hành, (ii) Trái phiếu được quản trị rủi ro tốt, được sàng lọc chặt chẽ trước khi đến tay nhà đầu tư, (iii) Trái phiếu có hồ sơ thông tin minh bạch, nhà đầu tư có quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ trái phiếu minh bạch để nắm được đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định đầu tư, (iv) Dịch vụ hỗ trợ thanh khoản khi mua trái phiếu tại đại lý”.

Khách hàng được nhận đầy đủ thông tin minh bạch trong 3 giai đoạn (trước, trong và sau) khi mua trái phiếu tại TCBS, trên hệ thống TCInvest
Khách hàng được nhận đầy đủ thông tin minh bạch trong 3 giai đoạn (trước, trong và sau) khi mua trái phiếu tại TCBS, trên hệ thống TCInvest

Hơn nữa, Nghị định 08/2023 ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ (quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu; giảm thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành) hết hiệu lực từ cuối 2023. Từ 2024, những tổ chức phát hành bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm xem có đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Rõ ràng, qua quá trình sàng lọc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 đang mở ra cơ hội cho chính nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành uy tín.

TCBS - tổ chức tư vấn phát hành với thị phần hơn 50%, với định hướng luôn đảm bảo quy trình thẩm định chặt chẽ để đưa ra thị trường những trái phiếu chất lượng cao, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư những sản phẩm đầu tư hiệu quả và an toàn. Quy trình thẩm định, tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại TCBS trải qua 9 bước chặt chẽ: (i) Đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp phát hành cũng như của nhà đầu tư; (ii) Hiểu doanh nghiệp và thẩm định chuyên sâu; (iii) Cấu trúc trái phiếu; (iv) Chào bán sơ cấp; (v) Dựng hồ sơ phát hành ; (vi) Phê duyệt phát hành; (vii) Đóng sổ; (viii) Niêm yết; (ix) Theo dõi sau phát hành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

'Dò' điểm sáng lợi nhuận quý đầu năm 2024

'Dò' điểm sáng lợi nhuận quý đầu năm 2024

Nhóm bất động sản nhà ở, dầu khí và điện được dự báo kém khả quan trong quý 1/2024. Tuy nhiên, ngành thép và bán lẻ sẽ bước vào chu kỳ phục hồi, ngành ngân hàng dự kiến phân hóa mạnh. Điểm sáng là nhóm doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp...

Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Tỷ giá USD tăng nóng, vượt mốc 25.000 đồng

Chính sách hạ lãi suất rất mạnh trong thời gian vừa qua đã tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng, là một trong áp lực làm đồng USD nóng lên.

Loạt doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận sau kiểm toán

Loạt doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận sau kiểm toán

Một loạt doanh nghiệp đã công bố thay đổi lợi nhuận sau kiểm toán báo cáo tài chính 2023. Theo đó, cả Novaland, Lộc Trời, Xây dựng Hòa Bình, Gỗ Trường Thành, Đầu tư LDG, Năm Bảy Bảy, ... đều bị điều chỉnh giảm lãi sau kiểm toán.

Thành viên Five Star Group khất lãi trái phiếu

Thành viên Five Star Group khất lãi trái phiếu

Tập đoàn Quốc tế Năm Sao mới đây khởi công hai siêu dự án nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu quy mô hơn 2.000 phòng căn hộ và gần 1.000 phòng khách sạn trong khi công ty thành viên của tập đoàn là Cajimex khất lãi trái phiếu do tình hình kinh doanh khó khăn.

Chính sách nới lỏng tiền tệ chưa đảo chiều

Chính sách nới lỏng tiền tệ chưa đảo chiều

Theo đánh giá của Dragon Capital, việc phát hành tín phiếu lần này được nhận định là động thái điều hành cần thiết trong việc hạ nhiệt tỷ giá, không mang ý nghĩa của sự thay đổi chính sách tiền tệ.