Có nên tách Dược khỏi ngành Y tế?

Câu chuyện thuốc chữa ung thư được cho là giả của VnPharma khiến không ít người băn khoăn về năng lực, sự minh bạch trong quản lý nhà nước về lĩnh vực Dược, thậm chí đã có ý kiến đề xuất cần tách biệt
Có nên tách Dược khỏi ngành Y tế?

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương pháp quản lý "Y – Dược phân ly". Với cách quản lý này, sau khi bệnh nhân sẽ tới cơ sở y tế để khám chữa bênh, họ sẽ được cung cấp thuốc trực tiếp từ các công ty sản xuất chứ không phải mua qua khâu trung gian là các bệnh viện.

Quá trình phân phối trực tiếp này được cho là sẽ chặn đứng những nguồn lợi mà các cá nhân, tổ chức thu được từ các khoản hoa hồng, chênh lệch...

Tuy nhiên, Việt Nam có nên tách bạch và áp dụng chính sách quản lý mới đối với lĩnh vực dược phẩm khi mà thực trạng ngành Dược còn nhiều bất cập như hiện nay? Phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.

Thưa bà, hiện nay dư luận đang rất quan tâm về vấn đề quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam, bà có thể chia sẻ về thực trạng này?

Ngành Dược là một ngành khoa học đặc thù về sức khỏe, chịu sự quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên, quá trình sản xuất ra sản phẩm, các doanh nghiệp Dược cũng phải chịu sự quản lý, giám sát của Bộ Công thương như các doanh nghiệp khác. Như vậy, hiện giờ các doanh nghiệp Dược đang chịu cảnh một cổ hai tròng.

Ở một số nước có mô hình thuốc và thực phẩm theo hình thức SCA - cơ quan độc lập, nó sẽ khắc phục được tình trạng của quản lý thực phẩm manh mún. Dược và thực phẩm xét về bản chất đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người và được quản lý theo nguyên tác đạt chuẩn, thẩm định, cấp phép, hậu kiểm trên thị trường và xử lý thanh tra vi phạm.

Vấn đề quản lý dược phẩm tại Việt Nam đang tồn tại khá nhiều khúc mắc và bất cập, theo bà đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Tất cả thủ tục trong quản lý dược đều do con người. Do đó cần có những quy định và chế tài rõ ràng để làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Vấn đề nhập khẩu thuốc ở Việt Nam hiện quá dễ dàng dẫn tới các cá nhân, doanh nghiệp vì trục lợi mà làm giả giấy tờ, thông tin. Kéo theo đó là thuốc kém chất lượng, thuốc giả thâm nhập thị trường.

Do đó, cần thiết phải có sự ủng hộ để các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước phát triển và phát triển lâu bền bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm thuốc sẽ là tiền đề cho sự ổn định, uy tín và phát triển của ngành Dược chứ không nằm ở giá thành rẻ.

Phải chăng chúng ta vẫn chưa có một cơ chế quản lý phù hợp?

Tôi nghĩ vấn đề đấu thầu thuốc không minh bạch công khai dễ phát sinh ra cạnh tranh không công bằng, tiêu cực. Dẫn tới nhiều công ty đấu thầu dành phần thắng quá dễ dàng…

Do đó, cần phải công khai minh bạch trong đàm phán giá, thực hiện trên một thị trường ổn định - bởi nước ta nhập khẩu thuốc nhiều và sản xuất tràn lan trong nước, có một số mặt hàng có cả nghìn số đăng ký dẫn tới tự đấu đá, sinh ra tiêu cực…

Có đề xuất cho rằng nên tách quản lý Dược ra khỏi ngành Y tế, ý kiến của bà ra sao?

Cần phải xem xét kĩ lưỡng, có đề án cụ thể trong vấn đề tách hay nhập quản lý dược. Theo cá nhân tôi, việc tách hay không tách Dược ra khỏi ngành Y tế không quan trọng mà ở đây vẫn là con người.

Cần có những người có năng lực, trách nhiệm để làm việc. Tất cả thủ tục đều vào con người, cho nên cần rõ ràng về pháp lý để đưa ra các chế tài rõ ràng. Cần có người đứng ra chịu trách nhiệm, đặc biệt cần có sự minh bạch thì sẽ giải quyết được tất cả vấn đề.

Ngành Dược nước ta chiếm GDP rất thấp, cũng không cần thiết phải là một cơ quan độc lập. Tuy nhiên, khi dược kết hợp với thực phẩm, mỹ phẩm thì nên tách riêng độc lập thành một cơ quan.

Theo Vtc.vn

vtc.vn/co-nen-tach-duoc-khoi-nganh-y-te-d347877.ht http://vtc.vn/co-nen-tach-duoc-khoi-nganh-y-te-d347877.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…