Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản có sự tăng trưởng tích cực

Trong tuần giao dịch vừa qua (15/5-19/5/2023), chỉ có 12/27 cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trong khi 13 mã chìm trong sắc đỏ và 2 mã đứng tham chiếu...
cổ phiếu ngân hàng

Cụ thể, NAB của Nam A Bank là cổ phiếu tăng mạnh nhất toàn ngành với mức tăng 6,2% trong tuần qua, với giá đóng cửa ở mức 11.800 đồngg/cổ phiếu. Trước thông tin Nam A Bank chuẩn bị kế hoạch niêm yết trên HOSE, cổ phiếu NAB đã có đà tăng tích cực trong nhiều tuần trở lại đây. Tính từ cuối tháng 4 tới nay, cổ phiếu này đã tăng hơn 15%, trở lại vùng giá cao nhất trong gần một năm.

Tiếp đến là mã VIB với mức tăng 4,4%; mã STB của ngân hàng Sacombank cũng tăng 3,9%; mã OCB của ngân hàng Phương Đông tăng 3%; mã PGB của PG Bank và VAB của ngân hàng VietABank cùng tăng 2,2%.

Ở mức tăng nhẹ là các ngân hàng ABBank với mã cổ phiếu ABB tăng 1,4%; ngân hàng LPBank với mã LPB tăng 0,7%; ngân hàng KienlongBank với mã KLB tăng 0,3%.

Ngoài ra, một số mã cổ phiếu của các ngân hàng thương mại có vốn hóa cao nhất thị trường cũng kết tuần trong sắc xanh là VCB, SHB, TCB, lần lượt tăng 1,5%, 1,7% và 1,2%.

Ở chiều ngược lại, có tới 13/27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá tuần qua, trong đó các mã giảm mạnh nhất là SSB của DongA Bank với mức giảm 3,4%. Theo sau là mã cổ phiếu VPB của ngân hàng VP Bank với mức giảm 2,3%. Là một trong những ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường, mức giảm này cũng khiến VPB là mã cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index tuần qua nếu tính theo số cổ phiếu free float.

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần này có sự tăng trưởng tích cực với hơn 767 triệu cổ phiếu được giao dịch, tăng hơn 40% so với tuần trước đó; giá trị giao dịch tương ứng đạt mức 14.900 tỷ đồng.

Tương tự, mã SGB và NVB cùng giảm 2,2%, mã EIB giảm 1,6%; mã BAB và CTG chung mức giảm 1,4%. Mã cổ phiếu BID, MSB và VBB lần lượt giảm 1,3%, 1,2% và 1,1%. Mức giảm 0,7%, 0,4%, 0,2% thuộc về các mã cổ phiếu BVB, TPB, ACB.

Trong tuần qua, chỉ có 2 mã cổ phiếu ngân hàng là MBB của MB Bank và HDB của HD Bank đứng tham chiếu.

cổ phiếu ngân hàng
Thay đổi giá cổ phiếu ngân hàng tuần qua (15/5-19/5/2023)

Đóng góp cho sự tăng trưởng về thanh khoản toàn ngành chủ yếu đến từ 3 mã SHB, STB và HDB. Trong đó, SHB tiếp tục đứng đầu toàn ngành với hơn 154 triệu cổ phiếu được giao dịch, cao hơn gấp rưỡi so với tuần trước đó. Với mức tăng tương tự, STB có hơn 100 triệu cổ phiếu được trao tay giữ các nhà đầu tư trong tuần này.

Riêng HDB với thanh khoản đột biến, tăng gấp 3 lần so với tuần trước, đạt gần 80 triệu đơn vị. Song, phần lớn số lượng này được giao dịch theo phương thức thỏa thuận.

Mặt khác, xét về giá trị giao dịch, STB lại dẫn đầu ngành với mức 2.746 tỷ đồng, bỏ xa mức 1.783 tỷ đồng của SHB đứng sau đó.

Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán bớt cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua khi nhóm này đã bán ròng hơn 252 tỷ đồng CTG, 168 tỷ đồng STB, 144 tỷ đồng SHB và 102 tỷ đồng LPB; trong khi không mua ròng cổ phiếu ngân hàng nào quá 20 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, khối tự doanh lại mua ròng 47 tỷ đồng VCB, 36 tỷ đồng CTG và 30 tỷ đồng STB; ngược lại bán ròng 27 tỷ đồng VPB.

Theo dòng sự kiện trong tuần, ông Phạm Như Ánh đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc ngân hàng MB. Trước đó, ngày 12/4/2023, Hội đồng quản trị MB đã giao nhiệm vụ cho ông Phạm Như Ánh chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành MB, đảm nhiệm quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc.

Một sự kiện đáng chú ý khác, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã nhận hồ sơ niêm yết của Nam A Bank. Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE trước đó đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của ngân hàng thông qua.

Thêm vào đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt từ LienVietPostBank thành LPBank. Việc thay đổi tên và nhận diện thương hiệu của LPBank đánh dấu giai đoạn Ngân hàng chuyển mình, thay đổi toàn diện và mạnh mẽ sang giai đoạn mới với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong thời gian tới, LPBank tiếp tục thực hiện thay đổi toàn diện hệ thống logo và nhận diện thương hiệu LPBank nhằm đồng bộ hóa các dịch vụ, sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trong tuần vừa qua, làn sóng giảm lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại diễn ra khá rõ nét, nhiều ngân hàng tiếp tục công bố biểu lãi suất huy động mới với mức giảm khá mạnh. Đây là điều kiện quan trọng cho việc giảm lãi suất cho vay.

Đồng pha với cuộc đua giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng đã công bố các chương trình giảm lãi suất cho vay, liên tục tung ra hàng loạt gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất “dịu nhẹ”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...