Cơn bĩ cực của Gỗ Trường Thành!

Giá cổ phiếu TTF của công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành liên tục tụt dốc, mất tới 54% thị giá và hiện chỉ còn 20.000 đồng/CP. Nhưng điều đáng sợ hơn là Tân Liên Phát dừng chuyển đổi khoản vay
Cơn bĩ cực của Gỗ Trường Thành!

Các nhà đầu tư bị sốc khi Gỗ Trường Thành công bố BCTC quý II/2016 với khoản lỗ khủng tới 1.123 tỷ đồng

Các nhà đầu tư đã thực sự bị sốc khi Gỗ Trường Thành công bố Báo cáo tài chính quý II/2016 với khoản lỗ khủng tới 1.123 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế đến cuối kỳ lên tới 1.082 tỷ đồng, bằng 75% vốn điều lệ của công ty này. “Phao cứu sinh” – công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát – cũng tạm dừng chuyển đổi nợ vay 1.201,9 tỷ đồng thành cổ phần do phát hiện các “sai phạm nghiêm trọng” của TTF.

Hàng tồn kho “mất tích”

Gỗ Trường Thành đã phải điều chỉnh hồi tố nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016. Theo đó, công ty kiểm toán E&Y Việt Nam đã kiểm kê tài sản, phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn bán hàng và trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi.

Cùng với việc doanh thu bán hàng quý 2 sụt giảm mạnh 64%, dẫn tới TTF bị lỗ tổng cộng tới 945 tỷ đồng. Chi phí tài chính, chi phí quản lý đều tăng vọt gấp 3-6 lần năm trước, dẫn tới lợi nhuận sau thuế quý II bị âm 1.128 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 6 tháng âm 1.073 tỷ đồng. Chỉ số EPS đạt âm 7.571 đồng/cp, tức cổ đông đang chịu thiệt hại tương ứng với cổ phần sở hữu.

Báo cáo cho thấy, tại ngày 30/6/2016, lượng hàng tồn kho của Gỗ Trường Thành giảm 520 tỷ đồng so với đầu năm, xuống 1.777 tỷ đồng do giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, hàng gửi bán…

Tại khoản mục Phải thu, khách hàng (tại ngày 31/12/2015) đã được điều chỉnh hồi tố, giảm 218 tỷ đồng xuống còn 861 tỷ đồng. Lý do, vì TTF phải trích khoản trích lập bổ sung 193 tỷ đồng vào dự phòng phải thu khó đòi.

Ngoài ra, công ty còn phải trích thêm 38 tỷ đồng dự phòng cho Phải thu ngắn hạn khó đòi và thu hồi khoản chiếm dụng vốn của khách hàng. Đến cuối kỳ, số phải thu khách hàng (sau điều chỉnh hồi tố) đã giảm tích cực được 30% so với đầu năm, xuống còn 597 tỷ đồng.

Lượng tiền và tương đương tiền của TTF tăng đột biến từ gần 8 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Song do hàng tồn kho và khoản phải thu bị sụt giảm rất mạnh nên tổng tài sản của công ty chỉ còn 3.574 tỷ đồng, tức “bốc hơi” tới 18,5%. Do lỗ lớn trong quý 2 nên vốn chủ sở hữu của TTF bị “ăn mòn” tới 1.082 tỷ đồng, bằng 75% vốn điều lệ công ty. Điều này khiến cho tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh, từ 64,3% lên 85,54%, cho thấy mức độ rủi ro lớn hơn.

Nợ nghìn tỷ, ai cứu?

Tình hình “sức khoẻ” tài chính căng thẳng của TTF chỉ được hé lộ sau khi chủ nợ Tân Liên Phát bất ngờ công bố tạm dừng việc chuyển đổi khoản vay giá trị 1.201,9 tỷ đồng thành 69,7 triệu cổ phiếu TTF sắp sửa phát hành (ngày 19/7/2016).

Được biết, Tân Liên Phát là chủ đầu tư dự án Vinhomes Central Park, cũng là một công ty con thuộc Tập đoàn Vingroup. Quyết định “phanh gấp” thương vụ này, theo Tân Liên Phát, là do “trong quá trình thẩm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh của TTF đã phát hiện một số sai lệch nghiêm trọng giữa thông tin, số liệu thực tế so với thông tin, số liệu đã được TTF công bố”.

Một số sai lệch nghiêm trọng này sau đó đã được kiểm toán E&Y chỉ rõ nằm ở hàng tồn kho bị thiếu 980 tỷ đồng, trích lập thiếu dự phòng rủi ro nợ khó đòi. Các thông tin xấu tung ra khiến nhà đầu tư hoang mang, vội vã thoát hàng. Kể từ ngày 19/7 đến nay, giá cổ phiếu liên tục lao dốc thảm hại, từ mức giá 43.600 đồng/CP, nay chỉ còn quanh quẩn mức 20.000 đồng/CP, tức giảm tới 54% thị giá.

Ngay sau khi Tân Liên Phát tuyên bố dừng chuyển đổi khoản vay 1.201,9 tỷ đồng, TTF đã họp ĐHCĐ bất thường vào ngày 20/7 mà nội dung chính là báo cáo về xử lý khoản nợ vay này. Thế nhưng, báo cáo với cổ đông, ông Võ Trường Thành chỉ giải thích rằng TTF đã vi phạm cam kết về chuyển đổi cổ phần quy định trong hợp đồng vay vốn ký với Tân Liên Phát, do chậm thủ tục phát hành cổ phiếu, mà không giải thích được “sai phạm nghiêm trọng” về số liệu tài chính mà Tân Liên Phát đã “vạch” ra liên quan đến tồn kho và nợ khó đòi.

Tuy nhiên, các cổ đông bức xúc, cho rằng công ty thiếu minh bạch thông tin, gây thiệt hại cho quyền lợi cổ đông… Trước sức ép cổ đông, lãnh đạo TTF cho biết, “Nếu đó là sai phạm do quản trị yếu kém, gây mất mát tài sản thì sẽ có người phải chịu hoàn toàn thiệt hại, còn nếu những sai lệch đó có xuất phát từ việc có người rút ruột tài sản công ty, người đó phải chịu toàn bộ những vấn đề về pháp luật.

Liên quan đến xử lý khoản nợ hơn 1.201,9 tỷ đồng, lãnh đạo TTF cho biết quan điểm sẽ không đi vay nữa vì sợ đi lại “vết xe đổ” nợ nần, càng tăng thêm khó khăn cho công ty.

Trong cơn bĩ cực hiện nay, TTF đang phải gánh khoản lỗ cả nghìn tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu cùng tài sản hao hụt, Tân Liên Phát cũng khó lòng chấp nhận chuyển đổi nợ thành cổ phần. Vậy ai sẽ dang tay “giải cứu” cho TTF thoát khỏi nợ nần, thua lỗ nếu Tân Liên Phát quyết định buông tay?

Theo Thu Hằng/TBKD

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...