Công ty tài chính Lotte được cấp phép hoạt động

Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Kỹ thương (Techcom Finance - TCF) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp đổi giấy phép để trở thành Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (Lotte Fina
Công ty tài chính Lotte được cấp phép hoạt động

Vốn điều lệ của Lotte Finance là 600 tỷ đồng do Công ty Lotte Card Co.,Ltd (Hàn Quốc) sở hữu 100% vốn điều lệ với thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày 29/12/2008. Công ty đặt trụ sở cũng tại Tòa nhà Lotte Center Hà Nội - 54 Liễu Giai, Hà Nội.

Công ty tài chính TNHH một thành viên Lotte Việt Nam được thực hiện các hoạt động của công ty tài chính tín dụng tiêu dùng theo quy định của pháp luật và của NHNN, trong đó bao gồm các hoạt động như huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; Vay NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN. 

Ngoài ra, tổ chức tín dụng này cũng được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN; tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng; góp vốn, mua cổ phần theo quy định của NHNN; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; làm đại lý kinh doanh bảo hiểm; cung ứng dịch vụ tư vấn, quản lý, bảo quản tài sản.

"Lotte Finance cũng được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật; tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để cấp tín dụng được phép theo quy định của NHNN; Đại lý phát hình trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.

Trước đó, ngày 19/1/2018, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc thương vụ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Techcom Finance sau khi HĐQT của Techcombank đã thông qua chủ trương chuyển nhượng vốn vào ngày 22/5/2017. Giá chuyển nhượng của thương vụ này lên tới 87,5 tỷ won, tương đương 1.734 tỷ đồng, gấp 2,89 lần vốn điều lệ của TechcomFinance (600 tỷ đồng).

 Trong bối cảnh hiện tại, đà tăng mạnh mẽ của thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam đang hấp dẫn vốn nước ngoài.

Cũng hồi đầu năm , tập đoàn tài chính Hàn Quốc Shinhan, thông qua Shinhan Card, đã đạt thỏa thuận mua lại toàn bộ Công ty tài chính Prudential Việt Nam với mức giá dự kiến 151 triệu đô la Mỹ, khoảng 3.400 tỉ đồng. Thương vụ cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý Việt Nam.

Shinsei Bank (Nhật Bản) hồi tháng 9/2017 cũng đã mua lại 49% vốn công ty tài chính MB Shinsei từ Ngân hàng Quân đội (MB).

>> NHNN chấn chỉnh hoạt động của công ty tài chính, giám sát với cho vay tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...