CPI - chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 2,64%

Sáng 29/4, Tổng Cục Thống kê (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022.
CPI - chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 2,64%

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2022 tăng là do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất; dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí; giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020.

Trong mức tăng 0,18% của CPI tháng 4/2022 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Cụ thể, trong 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch có mức tăng cao nhất với 1,16% do giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 5,22% so với tháng trước do nhu cầu du lịch tăng trở lại.

Kế đó là nhóm giáo dục tăng 0,96% (làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm). Trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 1,07% do một số địa phương tăng học phí trở lại năm học 2021-2022 sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 .

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,58% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,02%. Cụ thể, giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép phế liệu… tăng mạnh; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu và than đá tăng cao. Bên cạnh đó, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32% do chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè: Giá máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,34% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0,2%; giá tủ lạnh tăng 0,1%... Ở chiều ngược lại, bình nước nóng giảm 0,1% so với tháng trước và chăn, màn, gối giảm 0,15%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% do thời tiết chuyển nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng: Giá nước khoáng tăng 0,16%; nước giải khát có ga tăng 0,26%; nước quả ép tăng 0,28%. Rượu bia và thuốc hút lần lượt tăng 0,3% và 0,12% so với tháng trước.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân như máy dùng điện chăm sóc cá nhân tăng 0,08%; dụng cụ cá nhân không dùng điện tăng 0,12%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,26%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%. Ngoài ra, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, người dân tăng mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch, trong đó giá nhóm thuốc vitamin, khoáng chất tăng 0,04%; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0,36%; giá nhóm thuốc về đường tiêu hóa tăng 0,11%.

Báo cáo cũng chỉ ra 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%, lương thực tăng 0,21%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,12%.

Bên cạnh đó, nhóm giao thông giảm 0,59% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 1/4/2022, 12/4/2022 và 21/4/2022 làm cho giá xăng giảm 2,5%; giá dầu diezen tăng 7,01%. Ngoài ra, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,72% do giá nhiên liệu tăng; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,42%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,32%; phí học bằng lái xe tăng 0,11%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 4/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với thế giới, cụ thể tăng 0,73% so với tháng trước và tăng 12,28% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ số giá USD tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,64% so với cùng kỳ năm 2021.

Xem thêm

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2022 tăng 1%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2022 tăng 1%

Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước. Đây là mức tăng đã được các chuyên gia dự báo do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…