Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông quan trở lại sau hơn 7 tháng tạm dừng

Sau 7 tháng phải tạm dừng hoạt động, từ ngày 26/9, cửa khẩu Bắc Phong Sinh - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh chính thức được thông quan trở lại nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Thông tin từ huyện Hải Hà cho hay, sau 7 tháng tạm dừng hoạt động, cặp cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh và Lý Hỏa, thành phố Đông Hưng - tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) chính thức thông quan trở lại vào ngày 26/9.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu được thông quan trở lại trong điều kiện hai bên Việt Nam - Trung Quốc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông quan trở lại, nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông quan trở lại, nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Theo Ban quản lý cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trong ngày đầu tiên cửa khẩu Bắc Phong Sinh chính thức thông quan trở lại, đã có nhiều xe của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng từ Trung Quốc qua cửa khẩu này.

Được biết, cửa khẩu này đã phải tạm dừng hoạt động từ ngày 24/2/2022 do phía Trung Quốc triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Móng Cái, vào thời điểm giữa năm 2022 các cửa khẩu, lối mở ở đây như cửa khẩu Cầu Bắc Luân 2, lối mở km3+4 Hải Yến và cửa khẩu Ka Long cũng đã được thông quan sau nhiều tháng tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Thành phố Móng Cái đã chủ động xây dựng phương án kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo “Vùng xanh an toàn” cho hoạt động thông quan hàng hoá qua các lối mở, cửa khẩu nhằm thực hiện nghiêm thỏa thuận phòng chống dịch giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.