Đã chuyển dự án đường sắt đô thị tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi cho Hà Nội

Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao hồ sơ, tài liệu của dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1) cho UBND thành phố Hà Nội là chủ đầu tư dự án tiếp tục nghiên cứu, đầu tư theo quy hoạch...
Chuyển dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi cho Hà Nội

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản trả lời cử tri Hà Nội về đề xuất chuyển ga Hà Nội về Thường Tín và thi công tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.

Theo văn bản này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, tổ hợp ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) kết nối giữa tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường sắt đô thị của Hà Nội ban đầu được giao cho Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, sau đó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển giao vai trò chủ đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 cho UBND thành phố Hà Nội.

Sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đã chuyển hồ sơ, tài liệu của dự án cho UBND thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đầu tư theo quy hoạch.

Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với UBND thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch chi tiết các tuyến, ga đường sắt khu vực ga Ngọc Hồi.

Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2002 có tổng chiều dài 28,7km, đường đôi khổ lồng giữa 1.000mm và 1.435mm, tổng mức đầu tư là 9.197 tỷ đồng.

Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải tách dự án làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi và đoạn Gia Lâm - Giáp Bát với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản hơn 13.970 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 5.480 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Năm 2014, 6 cán bộ đường sắt bị bắt vì tội nhận hối lộ của nhà thầu tư vấn JTC (Nhật Bản). Đến tháng 11/2014, dự án được chuyển lại cho Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Đường sắt là đơn vị quản lý trực tiếp.

Sau nhiều năm, chủ đầu tư vẫn "dậm chân" ở khâu giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thi công tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là một "siêu nhà ga" có chức năng trung chuyển, tiếp nhận cả tàu đường sắt quốc gia lẫn đường sắt đô thị, đồng thời cũng là khu depot (chứa tàu) lớn nhất Việt Nam.

Chậm tiến độ dẫn đến việc đội vốn. Cập nhật đến nay, tổng vốn đầu tư dự án đường sắt này có thể lên tới hơn 81.500 tỷ đồng.

Trong báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 10/2022, Bộ Giao thông vận tải đã thông báo đã dừng bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi vì dự án này được điều chỉnh thành đường sắt đô thị và giao thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...