Đà Nẵng sắp có nhà máy sản xuất linh kiện máy bay 170 triệu USD

Tập đoàn UAC của Mỹ đã quyết định đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Đà Nẵng sắp có nhà máy sản xuất linh kiện máy bay 170 triệu USD

Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết trước thềm Tọa đàm mùa Xuân 2019, đã có hàng loạt các dự án được thành phố chấp thuận đầu tư với giá trị đầu tư lớn cho sản xuất công nghiệp.

Cụ thể, tại Khu Công nghệ cao, Tập đoàn UAC (Universal Alloy Corporation) - nhà sản xuất linh kiện máy bay hàng đầu thế giới đầu tư 170 triệu USD để sản xuất thân máy bay và động cơ Rolls Royce.

Theo Tập đoàn UAC, tại Đà Nẵng, tập đoàn sẽ sản xuất 4.000 chi tiết/5 triệu chi tiết máy bay các loại để xuất khẩu trong thị trường hàng không.

Mục tiêu vào năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu 25 triệu USD, nâng lên 85 triệu USD vào năm 2022 và tạo ra giá trị xuất khẩu trên 180 triệu USD mỗi năm từ sau năm 2026.

Doanh nghiệp Mỹ này có kế hoạch tuyển dụng 1.200 lao động tay nghề cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa; đồng thời cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động khác.

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng có chủ trương chấp thuận Công ty TNHH TCIE Việt Nam điều chỉnh dự án đầu tư với việc tăng vốn từ 100 triệu USD lên 150 triệu USD. Đây là dự án sản xuất, lắp ráp ô-tô tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh và đã hoạt động từ năm 2009.

TP. Đà Nẵng cho biết việc tăng vốn đầu tư nhằm mục tiêu bổ sung phương án sản xuất theo hướng thiết kế, sản xuất, lắp ráp ô-tô của TCIE. Cụ thể, đối với xe chở khách các loại với quy mô từ 500 chiếc/năm và nâng dần công suất lên 12.000 chiếc/năm; ô-tô tải và bán tải có công suất từ 2.400 chiếc/năm lên 7.200 chiếc/năm; ô-tô du lịch - thể thao từ 5.000 chiếc/năm lên 10.000 chiếc/năm; tiếp tục sản xuất ô-tô thương hiệu Nissan SUV từ 4.000 chiếc/năm lên 4.800 chiếc/năm.

Để hỗ trợ đầu tư sản xuất, doanh nghiệp sẽ được giao thêm diện tích mặt bằng sản xuất từ 12,9ha lên 28,4ha.

Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng trao chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, tổng vốn 70 triệu USD, do Tập đoàn Key Tronic EMS (Mỹ) đầu tư; dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Mabuchi Motor, có tổng vốn 30 triệu USD, do Công ty TNHH Mabuchi Motor đầu tư; dự án Nhà máy chế tạo gia công các loại ống xả, có vốn 7 triệu USD, do Hao Hsing Investment Co., Ltd đầu tư; dự án sản xuất và lắp ráp ô tô các loại GAZ TD, có vốn 6 triệu USD, do Công ty TNHH Gaz Thành Đạt làm chủ đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...