Đại án Oceanbank: Đề nghị truy tố Hà Văn Thắm thêm 2 tội danh

Cơ quan điều tra vừa hoàn tất điều tra bổ sung đại án sai phạm, gây thất thoát nghìn tỷ tại Oceanbank. Đồng thời truy tố thêm 4 bị can nâng tổng số bị can vụ án lên 52 người.
Đại án Oceanbank: Đề nghị truy tố Hà Văn Thắm thêm 2 tội danh

 Bị cáo Phạm Công Danh trong một phiên tòa gần đây

Truy tố bị can Hà Văn Thắm thêm tội “Tham ô tài sản”

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). Theo kết luận, ông Hà Văn Thắm (SN 1972) – nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank và Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) – nguyên tổng giám đốc Oceanbank, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị truy tố thêm tội “Tham ô tài sản”.

Từ năm 2008, PVN góp vốn đầu tư vào Oceanbank, nắm 20% vốn điều lệ và cử ông Nguyễn Xuân Sơn sang làm Tổng giám đốc ngân hàng này. Sơn và Thắm thỏa thuận chi các khoản “chăm sóc” để huy động vốn từ nhóm khách hàng dầu khí. Tổng số tiền Hà Văn Thắm đã chi lãi suất ngoài huy động vốn tiền gửi của PVN cho Sơn lên tới 246 tỷ đồng. 

Trong số đó, CQĐT kết luận, Thắm đã giúp Sơn tham ô hơn 49 tỷ đồng (tương ứng 20% vốn góp của PVN), hơn 197 tỷ đồng được chi cho các khách hàng thuộc PVN. Cả hai bị cáo Sơn, Thắm bị chuyển tội danh từ “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Hoàng Thị Hồng Tứ - diễn viên, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty BSC (công ty sân sau của Sơn) cũng bị truy tố cùng tội danh.

Trước đó, ngày 8/3, TAND TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này.

Cũng theo kết luận, việc góp 20% vốn (800 tỷ đồng) của PVN vào Oceanbank được thực hiện trong 3 lần, lần cuối góp 100 tỷ đồng vào năm 2011. Lúc này, Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực và quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”. Việc này có dấu hiệu vi phạm pháp luật của 5/7 cá nhân (2 vắng mặt) thuộc Hội đồng thành viên PVN; Phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn; Trưởng ban Tài chính kế toán Ninh Văn Quỳnh…

Khoản đầu tư 800 tỷ đồng tương ứng 20% vốn OceanBank đã bị mất trắng vốn do ngân hàng làm ăn thua lỗ, nợ xấu lớn dẫn tới âm vốn chủ sở hữu. Đầu năm 2015 OceanBank đã bị Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua lại bắt buộc để tái cơ cấu. 

Mới đây, thị trường xôn xao về thông tin OceanBank đang được xúc tiến bán cho nhà đầu tư nước ngoài. 

Truy tố Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn

Kết luận điều tra bổ sung xác định, Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (bị kết án 30 năm tù) và bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Đại Tín tại ngân hàng Xây dựng) đã giúp sức cho Hà Văn Thắm làm thất thoát của Oceanbank hàng trăm tỷ đồng. 

Trong đại án VNCB, năm 2012, Thắm đồng ý mua lại 84,9% cổ phần ngân hàng Đại Tín từ nhóm bà Phấn với giá hơn 4,4 tỷ đồng nhưng phải trả nợ giúp nhóm này hơn 3.500 tỷ đồng. Sau đó, Thắm nhận thấy Đại Tín có nhiều vấn đề không giải quyết được nên bán lại cho Phạm Công Danh với giá 800 tỷ đồng.

Oceanbank đã cấp tín dụng 500 tỷ đồng cho công ty TNHH Trung Dung (công ty sân sau của Danh) vay, thực chất là dùng tiền để mua cổ phần Đại Tín của bà Phấn. Phi vụ này đã gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng (chưa tính hơn 200 tỷ đồng tiền lãi). Vì vậy, Danh và bà Phấn cùng Trần Văn Bình (Giám đốc Cty Trung Dung) bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Như vậy đại án OceanBank tăng thêm 4 bị can lên 52 người.

Do hết thời hiệu, một số hành vi liên quan trong vụ án được cơ quan điều tra tách ra xử lý ở giai đoạn hai.

Có 404 tổ chức kinh tế và hơn 51 nghìn cá nhân nhận tiền lãi ngoài từ Oceanbank. Riêng 8 khách hàng lớn đã có nợ gốc gần 1.800 tỷ đồng (nợ xấu nhóm 5). Tuy nhiên, công an chỉ xác định được 396 tổ chức, 105 cá nhân và chỉ có 103 tổ chức, 2 cá nhân nộp lại số tiền chưa đến 29 tỷ đồng.

TH

>>Xét xử đại án OceanBank: Hà Văn Thắm và 47 bị cáo hầu toà

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...