Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2: Ông Trầm Bê và lãnh đạo Sacombank có sai phạm nghiêm trọng

Cơ quan điều tra nhận xét rằng, việc Sacombank cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng có sai phạm nghiêm trọng nhưng không gây thiệt hại, nên không đề nghị truy tố các cá nhân liên quan.
Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2: Ông Trầm Bê và lãnh đạo Sacombank có sai phạm nghiêm trọng

Vay Sacombank trả nợ BIDV

Theo Bản Kết luận điều tra đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, các cá nhân nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã có sai phạm khi cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền.

Cụ thể, năm 2012, nhóm Thiên Thanh do Phạm Công Danh đại diện đã nhận chuyển nhượng hơn 82% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín. Sau này, Ngân hàng Đại Tín đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT.

Do bị can Phạm Công Danh vừa là Chủ tịch HĐQT VNCB, vừa là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh, nên theo quy định, VNCB không thể cho vay đối với Tập đoàn Thiên Thanh. Chưa kể khi đó, VNCB đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt không được tăng trưởng tín dụng.

Do đó, tháng 4/2013, bị can Phạm Công Danh đã trực tiếp gặp ông Trầm Bê, khi đó là Phó chủ tịch HĐQT Sacombank đề nghị cho vay tiền. Ông Trầm Bê đã biết Phạm Công Danh từ khi ông Bê còn làm ở Ngân hàng Phương Nam và cũng biết Thiên Thanh không vay tiền từ VNCB, nên ông Trầm Bê đã đồng ý cho vay 1.800 tỷ đồng.

Sau đó, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục hồ sơ để 6 công ty vay tiền từ Sacombank. Các tài liệu trong các hồ sơ vay vốn được lập khống như thỏa thuận hợp tác kinh doanh bất động sản, hợp đồng đặt cọc mua đất...

Để hợp thức hồ sơ vay, Mai Hữu Khương, thành viên HĐQT VNCB đã lập biên bản họp Nghị quyết HĐQT VNCB thống nhất chủ trương dùng số dư tiền gửi thanh toán tại Sacombank để đảm bảo cho các khoản vay của 6 công ty.

Ông Trầm Bê đã ký phê duyệt tờ trình chấp thuận chủ trương cấp tín dụng cho một  số công ty của Danh, đồng ý giải ngân trước, khách hàng bổ sung chứng từ sử dụng vốn đầy đủ sau đó.

Ngay khi VNCB chuyển tiền gửi vào tài khoản tại Sacombank, thì Sacombank cũng giải ngân cho các công ty của Danh vay tiền.

1.800 tỷ đồng từ Sacombank được sử dụng để trả nợ cho khoản vay 1.700 tỷ đồng tại BIVD.

Cụ thể, Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 2/2012, Phạm Công Danh đã đề nghị vay vốn BIDV để Tập đoàn Thiên Thanh nhận chuyển nhượng đất tại Dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng). Đến tháng 3/2012, Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà đã phê duyệt cho vay hỗ trợ tài chính tạm thời.

Tập đoàn Thiên Thanh đã được giải ngân 1.700 tỷ đồng. Thời hạn vay là hết 31/12/2012.

Đến hạn trả nợ BIDV, do không có tiền, Phạm Công Danh đã sử dụng cách cho vay vòng vèo qua Sacombank.

Khi hết thời hạn của Hợp đồng tín dụng, 6 công ty này không trả nợ, nên Sacombank đã tự động thu nợ gốc 1.800 tỷ đồng, lãi vay 35 tỷ đồng từ các tài khoản tiền gửi của VNCB.

Nhiều sai phạm trong việc cho vay

Theo Kết quả giám định số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27/5/2017, Sacombank cho 6 công ty vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có, nguồn trả nợ để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ là thực hiện chưa đầy đủ các điều kiện cho vay theo Quyết định 1627 về cho vay của Ngân hàng Nhà nước.

Sacombank chi nhánh quận 8, chi nhánh Hưng Đạo, TP.HCM lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt đồng bình thường khi chưa đủ căn cứ là không thực đầy đủ các quy định của Luật các TCTD.

Hợp đồng bảo lãnh chỉ có chữ ký của Phan Thành Mai là người đại diện theo pháp luật của VNCB, không có chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh... là không đúng quy định về thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh.

Tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê thừa nhận, có đồng ý cho Phạm Công Danh vay tiền, nhưng phải có tài sản bảo đảm hoặc tiền gửi. Quá trình vay vốn, hồ sơ vay không được thẩm định hoặc thẩm định sơ sài hồ sơ năng lực tài chính, nguồn vốn tự có và nguồn vốn trả nợ... chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện cho vay theo quy định

Theo cơ quan điều tra, 15 cá nhân tại Sacombank như ông Trầm Bê - Phó Chủ tịch HĐQT, ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc, Phan Đình Tuệ - thành viên HĐQT... có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay.

Tuy nhiên, theo Kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước, hành vi này không gây thiệt hại cho Sacombannk nên không thể xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo Bùi Trang – Đỗ Mến

Đầu tư chứng khoán

>> Thu hồi được 5.000 tỷ đồng trong đại án Phạm Công Danh

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...