Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN

Chiều ngày 16/01, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội (HBA) đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội khóa III nhiệm kỳ (2020 - 2025) với chủ đề “Đổi mới - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”.
Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN

Điều hành Đại hội là đoàn chủ tịch bao gồm: TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA; Bà Ninh Thị Ty - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm; Ông Trương Hải Long - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Bà Bùi Hải Yến - Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel; Ông Nguyễn Minh Chung - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội; Ông Lương Cao Chí - Giám đốc viễn thông Hà Nội Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow, cùng các đại biểu từ Đại diện Đại học Quốc Gia, Sở Nội vụ Hà Nội, và các thành viên trong Ban chấp hành HBA.

PHIÊN THỨ NHẤT: ĐẠI HỘI NỘI BỘ

14h00: Phát biểu khai mạc phiên 1 nội bộ, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội – HBA:

TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA
TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch HBA

Hôm nay, trong không khí vui mừng đón chào năm mới - năm 2021. Chúng ta, những doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế của Thủ đô Hà Nội và các Doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn Thủ đô cùng nhau tụ hội về đây tổ chức và tham dự một sự kiện quan trọng đó là - Đại hội lần thứ ba, nhiệm kỳ 2020-2025 của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.Hà Nội.

Nhiệm kỳ 2 vừa qua là nhiệm kỳ đã để lại nhiều dấu ấn của Hiệp hội Doanh nghiệp Tp Hà Nội; các mặt hoạt động của HBA tiếp tục được duy trì và mở rộng thực hiện vai trò Đại diện cho cộng đồng Doanh nghiệp Thủ đô, là cầu nối cho các Doanh nghiệp với chính quyền Thành phố, thúc đẩy sự hợp tác giữa các Doanh nghiệp của Hiệp hội với nhau và với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư xúc tiến Thương mại đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hội viên. HBA đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp một phần vào những thành tựu chung của Thủ đô. Với những thành tích đó, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng "Huân chương lao động hạng Nhì“, nhận nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội, của Bộ trưởng Bộ Công thương, của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và nhiều Bộ ngành khác. Từ đó, vị thế, uy tín của Hiệp hội doanh nghiệp Tp Hà Nội ngày càng được nâng cao.

Để đạt được những kết quả đó là nhờ có sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các Bộ ban ngành Trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là sự hỗ trợ, chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội; sự đóng góp to lớn, tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban thường vụ, của cán bộ, nhân viên văn phòng và toàn thể các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Đại hội lần thứ ba được tổ chức trong hoàn cảnh Doanh nghiệp chúng ta đã và đang cùng cả nước vừa trải qua 1 năm đầy khó khăn thách thức trước đại dịch Covid-19. Đại dịch đã diễn ra trên qui mô toàn cầu. Nhiều quốc gia và các nền kinh tế lớn trên thế giới đã bị tàn phá nặng nề. Sự phong tỏa và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn tới sự thiếu hụt cả cung và cầu đã dẫn tới sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế của thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.

Trước bối cảnh khó khăn bởi dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Thủ đô nói riêng đã nhanh chóng đổi mới, sáng tạo chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi về tư duy, về cách thức kinh doanh. Việc tiếp cận và áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động doanh nghiệp, đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là tiền đề vừa là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó đổi mới, cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội gia nhập các thị trường ngoài thị trường truyền thống cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình thành chuỗi giá trị mới, đặc biệt cần tận dụng những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết ngày 29/12/2020.

Bằng những nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức của Doanh nghiệp Việt nam trước đại dịch Covid-19, cùng với những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho cộng đồng doanh nghiệp trong năm qua; Doanh nghiệp Thủ đô đã góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế của Thủ đô nói riêng và kinh tế Việt nam nói chung, đảm bảo đạt được mục tiêu kép vừa phòng chống, kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế mà Chính phủ đề ra.

Năm 2020, Việt Nam được ghi nhận là điểm sáng về ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi được đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới, nhiều nước suy giảm kinh tế, tăng trưởng âm và gánh chịu nhiều tổn thất vì đại dịch; kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương với 2,91%, là nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới.

Tại Đại hội lần này, chúng ta sẽ được nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2 đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 3 ( 2020-2025 ); Đại hội bầu nhân sự Ban Chấp Hành, Ban kiểm tra của Hiệp hội cho nhiệm kỳ mới; nhiều vấn đề sẽ được thảo luận, bàn bạc để tìm ra tiếng nói chung cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để tuyên dương và khen thưởng các cá nhân, tập thể doanh nghiệp hội viên đã có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp.

Trước tình hình thế giới bị tác động bởi đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Việc các doanh nghiệp đứng vững và phát triển là một điều không dễ, chính vì vậy sự đổi mới, sáng tạo để thích nghi, Sự hợp tác, đoàn kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, đột phá, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển, vượt qua thách thức, khó khăn. Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội sẽ phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm mục đích nâng cao cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển. Tất cả các hoạt động của Hiệp hội đều nhằm một mục tiêu duy nhất đó là đem đến hiệu quả tối đa trong việc đại diện, bảo vệ, gia tăng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên.

Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng hiệp hội doanh nghiệp TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục các mặt còn yếu kém, bất cập trong nhiệm kỳ vừa qua; đổi mới sáng tạo triển khai chương trình hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới để ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp và sức mạnh của Hiệp hội - Đúng như chủ đề của Đại hội là: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN.

Với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội phiên nội bộ Hiệp hội doanh nghiệp Tp Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

TS. Nguyễn Hồng Sơn chính thức khai mạc Đại hội.

14h15: Bà Bùi Hải Yến - Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel báo cáo Công tác Ban Kiểm tra Khóa II phát biểu: 

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội khóa II ngày 09/01/2012 đã bầu Ban Chấp hành: 58 ủy viên; Ban Thường vụ: 20 ủy viên; Ban Lãnh đạo gồm 01 Chủ tịch; 06 Phó Chủ tịch Chủ tịch là ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- Chủ tịch Hiệp hội (HBA) và 06 Phó Chủ tịch, tất cả đều đã tham gia 02 nhiệm kỳ. Trong khóa II các Phó Chủ tịch xin thôi nhiệm vụ là các ông Hoàng Long Quang, ông Phạm Đức Hùng, ông Nguyễn Quốc Bình vì nghỉ hưu; ông Nguyễn Văn Thân xin thôi Phó Chủ tịch để chuyển sang làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam từ năm 2016; ông Nguyễn Tuấn Hải xin thôi vì chuyển đầu tư sang tỉnh khác. Tại kỳ họp Ban Chấp hành HBA ngày 31 tháng 12 năm 2019; Ban Chấp hành đã quyết nghị cho thôi nhiệm vụ Phó Chủ tịch đối với các ông Hoàng Long Quang, ông Phạm Đức Hùng, ông Nguyễn Quốc Bình, đồng thời bầu bổ sung 04 Phó Chủ tịch mới là các ông Nguyễn Minh Chung; ông Trương Hải Long; ông Phạm Đình Đoàn; bà Bùi Thị Hải Yến. Việc biến động nhân sự trong Ban Lãnh đạo Hiệp hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự dự kiến giới thiệu vào Ban lãnh đạo khóa III, đây là nguyên nhân chính làm cho việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của HBA chậm so với quy định tại Điều lệ .

Với quyết tâm của ban lãnh đạo hiệp hội phải có một cơ quan báo chí để thể hiện tiếng nói của các doanh nghiệp Thủ đô, bằng nhiệt tâm động viên của cả Ban lãnh đạo Hiệp hội, Tạp chí Thương Gia với tư cách là Cơ quan ngôn luận của HBA, được thành lập theo Quyết định số 270/QĐ/HBA ngày 1/1/2011 của HBA và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 79/GP-BTTTT ngày 21/1/2011; Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 273/GP-BTTTT, cấp ngày 26/5/2016. Từ khi hoạt động đến nay, Tạp chí Thương Gia luôn bám sát tôn chỉ, mục đích; thực hiện nghiêm túc định hướng thông tin; chấp hành tốt những quy định của pháp luật về hoạt động báo chí. Tới thời điểm hiện tại, Tạp chí Thương Gia hoạt động theo cơ chế hoàn toàn tự chủ về tài chính. Tạp chí đã xây dựng được bộ máy nhân sự, phát triển văn phòng đại diện (tại TP HCM) hoàn thiện, đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

Đặc biệt, mặc dù trực thuộc HBA, nhưng trong thời gian qua Tạp chí Thương Gia cũng đã luôn đồng hành cùng Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) trong các hoạt động Phát triển thị trường và Xúc tiến đầu tư, Xúc tiến thương mại, Xúc tiến du lịch… cho các doanh nghiệp hội viên của cả HBA và VACOD. Lãnh đạo Tạp chí cũng tham gia Ban chấp hành của cả HBA và VACOD. Ngày 03/04/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Ngày 04/06/2019 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT về việc Triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Để phù hợp với chủ trương của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đã được Thủ tướng phê duyệt; để phù hợp với Kế hoạch triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; căn cứ thực tế nhu cầu cần có một tờ Tạp chí làm Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD), HBA và VACOD đã thống nhất Cơ quan Chủ quản của Tạp chí Thương Gia từ Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) sang Cơ quan Chủ quản mới là Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) theo hướng giữ nguyên mô hình hoạt động, bộ máy nhân sự, tổ chức trụ sở và các văn phòng.

Ngày 19/11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức Cấp giấy phép số 535/GP-BTTTT, Tạp chí Thương Gia chính thức trở trực thuộc VACOD với một vai trò mới, trong giai đoạn mới: Là tiếng nói của hai Hiệp hội VACOD và HBA, là người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp hội viên của cả hai Hiệp hội trong các hoạt động Phát triển thị trường và Xúc tiến đầu tư, Xúc tiến thương mại, Xúc tiến du lịch… cho các doanh nghiệp hội viên của cả HBA và VACOD.

Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đông, đa dạng ngành nghề, xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, nên vai trò Hiệp hội rất quan trọng là cầu nối liên kết, trao đổi, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm quản lý, công nghệ, thị trường và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên doanh nghiệp. Do vậy, việc bầu chọn có một Ban Chấp hành mạnh, năng động hướng về hội viên, doanh nghiệp, biết nắm bắt tâm tư doanh nghiệp và tổng hợp lựa chọn những vấn đề bức xúc yêu cầu của doanh nghiệp là điểm tất yếu của Ban Chấp hành cần có.

Kiến nghị và đề xuất:

- Hoạt động Hiệp hội là hoạt động cống hiến cho cộng đồng doanh nghiệp nên lựa chọn Ủy viên Ban Chấp hành là người có tâm huyết, năng lực, bản lĩnh doanh nghiệp, có hiểu biết sâu rộng về hoạt động kinh tế và pháp luật để kết nối hướng dẫn cho doanh nghiệp Hội viên.

- Thành viên Ban Lãnh đạo, Ban Thường vụ Hiệp hội là những người tham gia vào công tác điều hành Hiệp hội ngoài những tiêu chí cơ bản trên cần có uy tín, sức khỏe và thời gian cho hoạt động Hiệp hội, có tinh thần đoàn kết, dân chủ phát huy trí tuệ cộng đồng doanh nghiệp.

- Hoạt động của Hiệp hội và Ban Chấp hành cần có nguồn tài chính nhất định đủ cho trang trải chi phí văn phòng, giao tiếp phục vụ hoạt động hội.

14h22: Bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng Biên tập Tạp Chí Thương Gia, Trưởng ban kiểm tra nhiệm kỳ II phát biểu tại Đại Hội:

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN ảnh 3

“Sau Đại hội công tác kiểm tra giám sát của Ban Kiểm tra đã gắn với việc triển khai đôn đốc thực hiện Nghị quyết Đại hội. Lấy chương trình hành động của Hiệp hội là trọng tâm của công tác kiểm tra. Ban Kiểm tra đã tham gia đầy đủ vào việc triển khai các chương trình công tác của Hiệp hội, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành. Trong sinh hoạt hội họp Ban Kiểm tra đều có ý kiến đóng góp tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ và Ban Chấp hành về hoạt động của hội và các công tác kiện toàn tổ chức của Hiệp hội”.

Đặc biệt, cùng phối hợp chặt chẽ với Tạp chí Thương Gia, làm rõ và kiến nghị với các cơ quan chức năng về những chính sách chưa nhất quán, gây khó khăn cho hoạt động của DN hội viên: Như dự án của Công ty Fortika…; xử lý khủng hoảng truyền thông cho các DN hội viên. Gần đây nhất, Ban Kiểm tra đã cùng lãnh đạo HBA làm việc với đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở KHĐT Hà Nội để hoàn thiện công tác chuẩn bị Đại hội, đồng thời góp ý đề xuất với UNDN Thành phố những điểm hạn chế, không phù hợp của Nghị định 34 về vấn đề quy định trong công tác Hiệp hội. Kết quả, UBND TP Hà Nội đã tiếp thu và sửa đổi các quy định liên quan theo tinh thần HBA đã kiến nghị, tạo điều kiện không chỉ cho Hiệp hội ta mà cả các Hiệp hội khác trong Thành phố hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn.

Trong thời gian qua, Hiệp hội có một số biến động về nhân sự trong Ban Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội. Ban Kiểm tra đã tham mưu, đôn đốc việc kiện toàn thêm nhân sự Ban Chấp hành để có bộ máy đảm bảo cho hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hiệp hội.

Ban Kiểm tra đã tham mưu, kiện toàn Hội đồng tư vấn và các Ban xúc tiến thương mại truyền thông, Ban hội viên đào tạo, Tạp chí Thương gia. Đôn đốc việc chuẩn bị tốt cho Đại hội nhiệm kỳ III theo đúng Điều lệ nguyên tắc về công tác Hiệp hội.

Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế trên Thế giới và ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp hội viên đã bị phá sản, đóng cửa hoặc thu hẹp SXKD; nhiều hội viên không đóng hội phí, xin giảm hoặc chậm đóng hội phí, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn kinh phí duy trì hoạt động của Văn phòng Hội.

14h26: Ông Nguyễn Minh Chung - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội:

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN ảnh 4

Tại đại hội, đưa ra danh sách 49 người được ứng cử, giới thiệu trong Ban Chấp hành nhiệm kỳ III và 3 người trong Ban Kiểm tra và đã được Đại hội biểu quyết thông qua.

Ông Nguyễn Minh Chung - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội đưa ra danh sách 49 người được ứng cử, giới thiệu trong Ban Chấp hành nhiệm kỳ III và 3 người trong Ban Kiểm tra và đã được Đại hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tuyệt đối 100%.

14h30: Họp Ban Chấp hành lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký

PHIÊN THỨ HAI: 

Tham dự Đại hội phiên 2 về phía lãnh đạo Trung ương có sự hiện diện của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban về Quan hệ đối tác Công tư; Ông Mai Xuân Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc Hội, Thành viên Hội đồng tư vấn Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội (HBA); Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI; Bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ - uỷ viên Thường trực Uỷ ban khoa học công nghệ và môi trưởng của Quốc hội; PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc – Đại học Quốc gia Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Thành An; Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI và các ông bà lãnh đạo Cục, vụ, viện, các phòng ban thuộc các đơn vị của các bộ ban ngành Trung ương, VCCI, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Về phía lãnh đạo TP. Thành phố Hà Nội có sự tham dự của ông Nguyễn Mạnh Quyền – Thành ủy viên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Trần Ngọc Nam - Phó Giám đốc Sơ kế hoạch và Đầu tư TP. HN, ông

Nguyễn Chí Đoàn - Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hà Nội và các ông bà lãnh đạo các phòng ban và chuyên viên của văn phòng Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà Nội và các sở ngành các đơn vị trực thuộc của TP. Hà Nội.

Về phía các tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp TW và địa phương có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịh Hội đồng Doanh nhân nữ VCCI, ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD), ông Trần Khắc Tâm - Phó chủ tịch VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng; Bà Lương Thu Hương - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương; Ông Trần Văn Đức - Chủ tịch Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bến Tre; Ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ông Đỗ Văn Vẻ - Chủ tịch Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình; Ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang; Ông Vũ Hồng Việt - Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP. Hà Nội; Bà Đặng Thị Trúc Lan Chi - Chủ tịch Hội nữ Doanh nhân tỉnh Bến Tre; Ông Nguyễn Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hà Nội; Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công Thương TP. Hà Nội; Ông Đặng Văn Quý – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Nam.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội có sự tham dự của ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VACOD, Chủ tịch HBA; Bà Ninh Thị Ty - Phó Chủ tịch HBA; Ông Nguyễn Minh Chung - Phó Chủ tịch HBA; Ông Trương Hải Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội; Bà Bùi Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch HBA cùng sự có mặt của hơn 200 doanh nhân, doanh nghiệp hội viên HBA.

16h20: Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm báo cáo kết quả Đại hội nội bộ, kết quả bầu ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Trưởng ban kiểm tra của Hiệp hội khóa 3, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN ảnh 7

Qua quá trình họp ban chấp hành, dựa trên tờ trình về việc phê chuẩn các chức anh Uỷ viên Ban Thường vụ, Hội nghị đã thông qua danh sách:

18 thành viên Ban Thường vụ của Hiệp hội gồm TS. Nguyễn Hồng Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HN (HBA), ông Lương Cao Chí - Giám đốc viễn thông Hà Nội Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam; Ông Nguyễn Minh Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow; Ông Trương Hải Long - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm; Bà Bùi Hải Yến - Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel, bà Nguyễn Thị Hằng – Tổng thư ký HBA, Ông Nguyễn Ngọc Luân – Bí thư chi bộ, Chánh Văn phòng HBA, bà Nguyễn Thuỳ Dương – TBT Tạp chí Thương Gia, ông Vũ Văn hậu – Phó Tổng giám đốc Cty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, bà Đặng Thanh Hằng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thanh Hằng, ông Nguyễn Công Hiếu – TGĐ Tổng công ty 789 Bộ Quốc phòng, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Sơn – Chủ tịch Cty CP VIHA Thống nhất, bà Ninh Thu Trang – Phó Tư lệnh Binh đoàn 11, Phó Tổng GĐ Tổng Cty Thành An, ông Giang Quốc Trung – Chủ tịch HĐTV Tcty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC – Cty TNHH MTV, bà Vũ Thị Minh Uyển – Tổng Cty CP Thương mại quốc tế Đại Hoàng Minh.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch HBA tái đắc cử Chủ tịch HBA khoá III nhiệm kỳ 2020 - 2025.

6 Phó Chủ tịch HBA gồm Ông Lương Cao Chí - Giám đốc viễn thông Hà Nội Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam; Ông Nguyễn Minh Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Du Lịch Hà Nội; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow; Ông Trương Hải Long - Phó Chủ tịch HBA, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm; Bà Bùi Hải Yến - Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel

Uỷ viên Ban chấp hành gồm có 49 người.

Tổng thư ký bà Nguyễn Thị Hằng cũng được Đại hội tiếp tục tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Thư ký HBA nhiệm kỳ III.

16h30: Ông Trương Hải Long - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Phát triển Nhà Hà Nội trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết nhiệm kỳ 2 và dự thảo phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 3 (2020 – 2025)

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội: ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN ảnh 8

“Từ năm 2020 trở đi, dự báo tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; cơ hội, thuận lợi và những khó khăn, thách thức đan xen. Ở trong nước, nền kinh tế đã có được một số thành tựu từ sự phục hồi và tăng trưởng trong mấy năm vừa qua, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế tích tụ từ trước, qui mô nền kinh tế còn khiêm tốn và sẽ còn phải chịu nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực từ bên ngoài do sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài. Trước tình hình và xu thế đó, Ban Chấp hành cần theo dõi sát sao diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ và TP Hà Nội giai đoạn 2020- 2025; căn cứ QĐ số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; căn cứ tầm nhìn, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội doanh nghiệp TP Hà Nội, để xây dựng mục tiêu, định hướng và kế hoạch hoạt động cho nhiệm kỳ III (2020- 2025) của HBA nhằm phát huy tốt nhất các thế mạnh sẵn có, tận dụng triệt để các cơ hội mang lại, vượt qua các khó khăn, thách thức, tiến hành hoạt động một cách hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực và đáp ứng đúng nhu cầu của hội viên HBA”.

Ngay những năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025 HBA sẽ xây dựng, triển khai chương trình chuyển đổi số nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị của HBA góp phần hỗ trợ tốt hơn cho các Doanh nghiệp hội viên.

HBA phối hợp với Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức các chương trình “Khởi nghiệp” trong công tác đào tạo, nghiên cứu gắn liền với ứng dụng và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhằm hướng dẫn, đào tạo, tư vấn cho các Thanh niên, Sinh viên khởi nghiệp; kết nối đầu tư giữa các doanh nhân/nhà đầu tư với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là cơ hội lớn để các tác giả dự án tìm kiếm những doanh nhân, các nhà đầu tư, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp để làm cố vấn và đỡ đầu cho các dự án, giúp các bạn trẻ thực hiện hóa ý tưởng của mình hiệu quả. Xây dựng cơ chế kết nối giữa Hiệp hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động gắn đào tạo với thực tiễn thông qua việc lấy ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo làm cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của Nhà tuyển dụng. Đặc biệt HBA sẽ hợp tác với ĐHQG Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên khởi nghiệp theo chủ trương đề án khởi nghiệp Quốc gia của Chính phủ.

16h45: Đại biểu thảo luận, góp ý, tham luận và thông qua Báo cáo tổng kết khóa 2 và phương hướng hoạt động khóa 3

- Bà Bùi Hải Yến - Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel phát biểu tham luận: Trong lĩnh vực chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, Hanel có ưu thế là một trong số không nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự là doanh nghiệp số, được minh chứng bằng sản phẩm Giải pháp quản lý giao thông thông minh đã ứng dụng thành công tại Việt Nam, và vừa được trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020.

Với định hướng là công ty hàng đầu ở Việt Nam về công nghệ số, Hanel đã tập hợp được nguồn nhân lực mạnh cho lĩnh vực này bao gồm những chuyên gia kĩ thuật số hàng đầu là người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, để nghiên cứu xây dựng những giải pháp ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.

Trong giai đoạn gần đây, Hanel đã đưa ra thị trường thành công nhiều giải pháp công nghệ số hữu ích cho xã hội và cộng đồng như: Giải pháp giao thông thông minh đã được Tổng cục Đường bộ (thuộc Bộ Giao thông vận tải) sử dụng để quản lý giao thông trên quy mô toàn quốc, là giải pháp duy nhất được áp dụng trong lĩnh vực giao thông có khả năng kết nối hơn 1 triệu phương tiện, đồng thời truyền dữ liệu về trung tâm với tần suất cao và xử lý hàng tỷ bản tin mỗi ngày; Giải pháp phần mềm quản lý visa điện tử đã được Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (thuộc Bộ Công an) đưa vào sử dụng, hiện cấp visa qua mạng cho công dân 80 nước trên thế giới; Hệ thống camera quan sát đã được Cục Cảnh sát giao thông (thuộc Bộ Công an) đưa vào sử dụng trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, có khả năng tự động phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, hỗ trợ giám sát giao thông tập trung, xử lý vi phạm, nâng cao ý thức người dân và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, Hanel cũng đang triển khai cung cấp nhiều giải pháp công nghệ số khác như: Giải pháp dịch vụ công và một cửa điện tử, Nền tảng dịch vụ vận tải thông minh, các giải pháp an toàn an ninh mạng…

Hanel sẽ là một trong những hạt nhân của quá trình chuyển đổi số của Thủ đô, cùng các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tạo ra các giải pháp tiên tiến phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Chúng ta đang trong giai đoạn khởi đầu của kỷ nguyên kinh tế số, giai đoạn của sự hội tụ của các công nghệ. Và thời điểm hiện tại có thể được xem là tâm điểm của quá trình hội tụ công nghệ đó. Trên nền tảng kinh tế chia sẻ, sự hội tụ và cộng hưởng đó sẽ càng lan tỏa mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp chúng ta cần nhanh chóng nắm bắt xu thế, chung tay nỗ lực, phát huy thế mạnh của từng cá thể, đơn vị và của cả cộng đồng trong triển khai chuyển đổi số, để giữ vai trò chủ đạo trong phát triển nền kinh tế số của Thủ đô và cả nước.

- Ông Phạm Bảo Sơn - Phó GĐ Đại học quốc gia Hà Nội: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học quốc gia Hà Nội đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhưng không thể phủ nhận một số yếu điểm như: Sinh viên chưa thực sự quan tâm, sự kết nối với doanh nghiệp chưa hiệu quả… Đại học quốc gia Hà Nội có 34 đơn vị thành viên trực thuộc được xếp vào nhóm 800 đến 1000 trường đại học tốt nhất toàn cầu, trường luôn tiên phong trong phong trào khởi nghiệp. Cùng với đó Đại học quốc gia Hà Nội tích cực tham gia đề án 844 phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hà Nội.

Đại học quốc gia Hà Nội xác định hợp tác với HBA là hoạt động chiến lược trong nhiều hoạt động như tổ chức các hội thảo, hội nghị kết nối doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học… Mối quan hệ hợp tác 2 chiều ngày càng có nhiều cơ hội tiềm năng phát triển, không chỉ là mối quan hệ giữa một ngôi trường và cộng đồng doanh nghiệp mà còn là sự phát triển của quốc gia.

- Ông Nguyễn Mạnh quyền – Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội:

Năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn, thách thức đối với cả nước và TP Hà Nội, đặc biệt đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên tình hình nền kinh tế - xã hội của TP vẫn đạt được hoàn thành mục tiêu kép – vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. TP cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra…

Đạt được kết quả trên có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển cả về số lượng, quy mô, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của Thủ đô nhanh và bền vững. Khu vực doanh nghiệp dân doanh đã có đóng góp tích cực cho thu ngân sách của Thành phố. Cộng đồng doanh nghiệp không chỉ giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn đồng hành cùng Thành phố trong việc thực hiện hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Mạnh quyền đánh giá cao sự đóng góp của Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội trong hoạt động kết nối, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thời gian qua. Với sứ mệnh quan trọng là “cánh tay nối dài” của chính quyền Thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố thực sự là cầu nối gắn kết các doanh nghiệp hội viên, là đầu mối tổng hợp phản ánh các khó khăn, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay. Hiệp hội cũng là một trong những đơn vị trực tiếp triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như: tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị; các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, kết nối phát triển doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền Thành phố; đặc biệt Hiệp hội còn là đơn vị tiên phong trong các hoạt động xã hội vì cộng đồng, an sinh xã hội...; tích cực phối hợp với các sở, ngành, ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn... để tháo gỡ khó khăn về vốn, thị trường, thuế, hải quan và các thủ tục hành chính..., thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Trong năm 2020, đại dịch Covid đã tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động, giải thể tăng, doanh nghiệp nhiều ngành hàng sụt giảm doanh thu… Để đồng hành cùng doanh nghiệp, Thành phố đã ban hành và triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn, phục hồi tăng trưởng, như: Xây dựng một số nhóm chính sách hỗ trợ đặc thù của Hà Nội, đẩy mạnh thực hiện các Đề án: Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025; tiếp tục ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các chính sách của Thành phố tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; hỗ trợ đổi mới khoa học, công nghệ; kinh phí hình thành các cơ sở ươm tạo, không gian hỗ trợ khởi nghiệp, phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,... Hằng năm Thành phố đều bố trí khoảng 150 tỷ đồng để triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh, đẩy phát triển mạnh các ngành có ưu thế, có cơ hội phát triển; Tổ chức Hội nghị nhiều đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, Hội nghị Hà Nội 2020-Hợp tác Đầu tư và Phát triển thu hút khoảng 1.700 người dân và doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia.

Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện thành công các mục tiêu KTXH; Thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chính như sau:

Một là, tập trung đẩy mạnh phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân; triển khai nhanh, kịp thời các cơ chế, chính sách của Chính phủ hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Hai là, tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm.

Ba là, hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành tại 02 Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Bốn là, tập trung thực hiện quyết liệt một số giải pháp trong quản lý đầu tư, xây dựng để nâng cao hiệu quả đầu tư công; cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế Thủ đô.

Năm là, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả các chương trình tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp; triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ…

“Thay mặt lãnh đạo Thành phố, tôi xin khẳng định và cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Tôi tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương; sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị; với bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô sẽ phát huy thành tựu đã đạt được, tiếp tục nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển bền vững, thực sự là “động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”. Chúng tôi đặt niềm tin, kỳ vọng vào tiềm năng, sự bứt phá vươn lên của các doanh nghiệp trong năm 2021 và những năm tiếp theo” – ông Quyền khẳng định.

Bế mạc hội nghị:

Phát biểu bế mạc đại hội, TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội – HBA cho biết, sau hơn 4 giờ đồng hồ với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương và đầy trách nhiệm, Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội lần thứ 3 đã hoàn thành chương trình đề ra. Đại hội đã thảo luận và nhất trí thông qua các văn kiện quan trọng, đó là: Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban chấp hành và ban kiểm tra nhiệm ky 2; Báo cáo Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2 và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2020-2025; tại Đại hội các vị đại biểu cũng đã sáng suốt, lựa chọn và biểu quyết bầu ra 49 vị ủy viên BCH hiệp hội và 03 vị Uỷ viên Uỷ ban kiểm. Ngay sau đó, Ban chấp hành hiệp hội khóa mới cũng đã tổ chức cuộc họp đầu tiên để lựa chọn giới thiệu và bầu ra Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Các vị đại biểu được Đại hội tin tưởng giao trọng trách trong nhiệm kỳ lần này đều là các vị đại diện cho các doanh nghiệp điển hình, các thành phần kinh tế của Thủ đô, đảm bảo được tính đại diện cho các nhóm ngành nghề kinh doanh, thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước của Thành phố, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn; đó cũng là những vị có kinh nghiệm, lòng nhiệt tình và có khả năng tham gia công tác Hiêp hội.

Theo TS. Nguyễn Hồng Sơn, kết quả Đại hội của chúng ta là sản phẩm trí tuệ, là ý chí quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, có ý nghĩa quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô cùng đất nước trong thời kỳ hội nhập và thính ứng với những biến đổi, phức tạp không ngừng của thế giới.

Đại hội lần thứ 3 nhiệm kỳ 2020-2025 của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Thay mặt Ban lãnh đạo Hiệp hội, tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm của đồng chí Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam; của đồng Chí Nguyễn Mạnh Quyền Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã dành thời gian đến tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm, đồng hành, hướng dẫn, giúp đỡ của Sở Nội vụ, sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội trong quá trình chuẩn bị Đại hội và hôm nay cũng đã đến tham dự Đại hội. Trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo của các hiệp hội Doanh nghiệp trung ương, các Hiệp hội Doanh nghiệp bạn của TP Hà nội và Hiệp hội doanh nghiệp của các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Tuyên Quang, Bến Tre và Sóc Trăng... cùng các quý vị đại biểu khách quý đã có mặt trong ngày hôm nay.

Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch HBA gửi lời cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ, đồng hành tích cực của các vị đại biểu doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội, các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đã góp phần vào thành công của Đại hội. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến các nhà tài trợ, các vị Trong BCH, BTV và lãnh đạo Hiệp hội đã đóng góp tích cực cả về trí tuệ trong công tác chuẩn bị Đại hội cả về hậu cần để Đại hội thành công tốt đẹp.

Toàn thể Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch ra mắt Đại hội
Toàn thể Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch ra mắt Đại hội

Kết thúc hội nghị

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…