“Đánh bắt xa bờ” bằng FTA, Việt Nam lần đầu có thể thặng dư thương mại hơn 6 tỷ USD

Việt Nam đã và đang tham gia, ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 10 Hiệp định đã có hiệu lực, 2 hiệp định chưa có hiệu lực, 2 hiệp định đã kết thúc đàm phán và 3 hiệp định đang tr
“Đánh bắt xa bờ” bằng FTA, Việt Nam lần đầu có thể thặng dư thương mại hơn 6 tỷ USD

“Dư địa” từ FTA

Trong 12/17 FTA đã ký kết thì có 3 hiệp định có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thương mại Việt Nam đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTTPP) với phạm vi cắt giảm thuế xấp xỉ 100%, dự kiến có hiệu lực 2019; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có phạm vi cắt giảm thuế xấp xỉ đến 99% dự kiến có hiệu lực vào năm 2020 và Hiệp định giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU FTA) với mức cắt giảm thuế 88% (đã có hiệu lực từ 2016).

“FTA đóng góp rất lớn cho việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho DN như: mở cửa thị trường (tăng xuất khẩu); thúc đẩy cải cách hành chính; giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; bảo đảm bình đẳng tiếp cận nguồn lực; xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường; xây dựng điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh”, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương phát biểu tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế TP.HCM 2018, chủ đề “Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN” vào ngày 8/11 do Viện nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đồng tổ chức, dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Từ khi Việt Nam mới gia nhập ASEAN năm 1995, xuất khẩu đạt 5,4 tỷ USD, năm 2000 xuất khẩu tăng 14,4 tỷ USD, năm 2007 khi gia nhập WTO xuất khẩu tăng đến 48,5 tỷ USD và đến năm 2018 khi Việt Nam tham gia ký CTTPP thì xuất khẩu tăng mạnh lên đến 213,8 tỷ USD, tức là tăng gấp 4 lần trong vòng 11 năm (từ 2007 đến nay).

Ngành dệt may là một trong những ví dụ điển hình, nếu Việt Nam không là thành viên WTO thì mức thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm bằng 150% so với thành viên WTO, thì đây là một mức thuế rất cao. Ngược lại, khi gia nhập WTO thì thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, và sau khi tham gia FTA thì thuế quan giảm xuống chỉ còn 0 - 5%.

Xu hướng “tự nhiên” của thương mại Việt Nam là thích “làm ăn” gần vì sự tiện lợi, chính vì thế mà có đến 70 - 80% thương mại của Việt Nam tập trung ở khu vực Đông Nam Á, dù vậy đây lại là khu vực gây cho Việt Nam nhiều bất lợi dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt rất lớn.

Thống kê vào năm 2017, cho thấy Việt Nam thâm hụt 23 tỷ USD khi hợp tác với Trung Quốc, thâm hụt 30 tỷ USD với Hàn Quốc, gần 7 tỷ USD với ASEAN và thâm hụt trên 9 tỷ USD với Đài Loan. Dễ thấy, chỉ có vài đối tác như vậy và cán cân thanh toán mỗi năm cứ thâm hụt 70 tỷ USD thì điều gì sẽ xảy ra? Đây là điều hết sức lưu ý.

Nhưng ngược lại, khi “đánh bắt xa bờ” thì lại rất khả quan. Như khi hợp tác với Hoa Kỳ, Việt Nam thu được thặng dư là 32,4 tỷ USD, với EU thu được 26 tỷ USD và với EAEU là 2 tỷ USD, tổng cộng 3 đối tác lớn này đem lại một khoảng thặng dư hơn 60 tỷ USD. Mặc dù hơn 60 tỷ USD này chưa thể bù đắp cho 70 tỷ USD trên nhưng nó đã đóng góp đáng kể trong việc giảm thâm hụt thương mại.

Nhờ tham gia nhiều FTA và làm việc với các nước như Nhật Bản, khu vực Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh... trong vài năm trở lại đây cán cân thương mại của Việt Nam tương đối cân bằng, thâm chí là còn dư.

“Nếu năm nay suôn sẻ, lần đầu tiên Việt Nam có thể sẽ có khoản thặng dư gần 6 tỷ USD”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, FTA vẫn “sống mãnh liệt”

Một điều mà hiện nay, Việt Nam và các nước khác trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đối mặt với sức ép rất lớn là Hoa Kỳ dọa rút khỏi WTO, nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên trong WTO chưa được giải quyết và cơ quan chuyên trách giải quyết mâu thuẫn bị tê liệt dẫn đến niềm tin vào WTO đang ngày càng bị giảm sút.

Xuất khẩu Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, thậm chí năm nay xuất khẩu tăng lên 2 con số, mỗi ngày nhận được nhiều đơn hàng hơn và chuyện đó sẽ không còn là điều hiển nhiên nếu WTO xảy ra biến động, nhiều loại thuế như MFN sẽ bị tác động ngay tức khắc.

Chẳng hạn như, Hoa Kỳ có thể nâng thuế lên và lấy lý do là vì an ninh quốc gia, thì các nước khác không thể làm gì được bởi trong khuôn khổ WTO không nước nào thành công trong vấn đề kiện về an ninh quốc gia, chính vì thế mà WTO không dám thụ lý vụ kiện này. Đúng hay sai chúng ta chưa biết, nhưng khi một quốc gia có xu hướng sử dụng biện pháp đơn phương đối với hoạt động xuất khẩu thì tìm ẩn rủi ro rất lớn.

"Do đó, nếu muốn duy trì thì buộc Việt Nam phải tham gia nhiều FTA, tiếp cận các cơ hội thị trường như ở CTTPP hay Việt Nam – EU hay Việt Nam - ASEAN... Lúc đó, lối đi của thị trường Việt sẽ tỏa ra khắp năm châu để dù có xảy ra chuyện gì với WTO thì hàng hóa của Việt Nam vẫn được đảm bảo.

Ngoài ra, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng lên, các DN Việt sẽ quay trở lại với thị trường trong nước, do sức cạnh tranh của các nước khác cũng sẽ tăng lên đáng kể theo tỉ lệ thuận với cơ hội mà FTA tạo ra.

Mặc khác, nhiều chuyên gia cảnh báo, các hàng rào kỹ thuật cũng theo đó mà “biến tướng” muôn hình muôn vẻ, mà Việt Nam thì chưa có kinh nghiệm trong câu chuyện này. Do vậy, các DN cần lưu ý hơn.

Cũng chính vì “sân khách” gây sức ép, khó khăn sẽ giúp các DN thấy thị trường trong nước hấp hẫn hơn thông qua các điều kiện kinh doanh được “nới lỏng” nhờ các chính sách “mở” của Chính phủ.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, tình hình thương mại thế giới sẽ còn diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là các điểm nóng với các nền kinh tế lớn. Có thể thấy rõ lo ngại về sự bất đồng trong tranh chấp thương mại rất nhiều, nhưng mặt khác, khi thấy các thống kê về sự tăng trưởng và điều này mặc dù vẫn có những lo ngại thể hiện ra rất cụ thể nhưng sức sống thương mại vẫn hiện hữu.

Ông Ngô Chung Khanh cho rằng Việt Nam đang ngồi trên “núi vàng” nhưng lại... “quên”. Núi vàng ở đây chính là thị trường nội địa 90 triệu dân mà chúng ta đã “bỏ ngỏ” trong một khoảng thời gian rất dài, nhà nhà xuất khẩu người người xuất khẩu mà quên đi mất thị trường của mình. Đối với FTA, DN phải nhìn từ khía cạnh bên ngoài lẫn khía cạnh bên trong, sẽ giúp tận dụng tối đa cái “mỏ vàng” này.

“Những FTA mà chính phủ mang lại đó là cơ hội nhưng để tận dụng được cơ hội đó hay không thì nó phụ thuộc vào chính DN. Việc mở rộng FTA mang lại cân bằng các chiến lược, tất nhiên đâu đó có những đơn vị chịu thiệt do chưa nắm bắt kịp xu thế hoặc chưa chịu “chuyển mình”.

Trong tương lai, chắc chắn sức ép đổi mới tư duy từ FTA sẽ khiến cho chính phủ phải minh bạch, thay đổi tư duy mạnh hơn nữa, nhưng nhìn chung vào tổng thể nền kinh tế của nước ta hiện đang tiến triển khá tốt”, ông Ngô Chung Khanh nhận định. 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...