Danh tính dàn “cá mập” mới tinh trong Shark Tank mùa 7

Mùa 7 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ, bên cạnh những gương mặt thân quen ở những mùa trước, sẽ có 4 "tân cá mập". Chương trình sẽ chính thức phát sóng vào ngày 29/7/2024…

Danh tính dàn “cá mập” mới tinh trong Shark Tank mùa 7

Chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 7 chính thức công bố hội đồng đầu tư, với 7 cá mập ngồi ghế nóng. Bên cạnh các gương mặt cũ như Shark Phạm Thanh Hưng, Shark Nguyễn Hoà Bình, Shark Minh Beta, ban tổ chức đã công bố 4 vị "cá mập" mới gia nhập hội đồng đầu tư.

Đầu tiên, đó là ông Tillman Schulz - nhà đầu tư trẻ của chương trình The Lion's Den (Đức) - chương trình truyền hình có nội dung tương tự Shark Tank Việt Nam. Ông Schulz là thế hệ thứ ba của tập đoàn đa ngành MDS Group và là người sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Evenmore Ventures. Nhà đầu tư Tillman Schulz tham gia The Lion's Den từ năm 2023 và đã đầu tư cho 7 startup trong 2 mùa ngồi ghế "sư tử".

anh-chup-man-hinh-2024-07-15-luc-200020-7762.png

Tại Shark Tank Việt Nam, Tillman Schulz ưu tiên tìm kiếm các startup trong lĩnh vực ẩm thực, dược phẩm và hàng tiêu dùng nhanh có tiềm năng xuất khẩu .

Thứ hai là bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Go Global Holdings và Go Global Franchise Fund là vị "cá mập" mới tham gia hội đồng đầu tư của chương trình. Bà Vân nổi tiếng trong giới khởi nghiệp với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực nhượng quyền và phát triển thương hiệu. Khi ngồi ghế nóng của chương trình, Shark Phi Vân quan tâm đến các startup định hướng phát triển chuỗi, nhượng quyền trong các ngành bán lẻ, F&B, chăm sóc sức khỏe, với mục tiêu đưa trí tuệ Việt ra thị trường quốc tế.

Thứ ba là bà Lê Mỹ Nga, Chủ tịch Weangels Capital là người tiếp theo gia nhập bể cá mập. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành dầu khí và hàng hải, Shark Lê Mỹ Nga tìm kiếm các startup ứng dụng công nghệ, có tính cộng đồng và tiềm năng phát triển toàn cầu.

Cuối cùng là ông Nguyễn Văn Thái, Đồng sáng lập và Phó chủ tịch Tập đoàn Thái Hương. Với nền tảng vững chắc trong ngành mỹ phẩm, Shark Nguyễn Văn Thái ưu tiên đầu tư vào các startup trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ toàn diện về công nghệ, sản xuất và phân phối.

Bên cạnh 4 gương mặt mới, Shark Tank Việt Nam mùa 7 cũng chào đón sự trở lại của Shark Phạm Thanh Hưng, Shark Nguyễn Hoà Bình và Shark Minh Beta. Cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thẩm định kỹ lưỡng và cơ cấu thương vụ phù hợp để đảm bảo sự thành công của các khoản đầu tư.

Shark Phạm Thanh Hưng cho biết ông đã có một startup tiềm năng. ekip chuyên nghiệp giúp kiểm tra, đánh giá và thẩm định doanh nghiệp với các Để bảo vệ lợi ích của quỹ, ông ưu tiên cơ hội đầu tư cho startup đã chứng minh được thị trường và có các chỉ số kinh doanh tăng trưởng tích cực.

Shark Minh Beta khẳng định, ông vẫn sẽ tính toán và đưa ra cho startup cấu trúc deal (thương vụ) phức hợp, kết hợp nhiều công cụ đầu tư, giải ngân theo từng giai đoạn với từng KPI cụ thể.

"Điều này vừa bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, giúp startup có định hình rõ ràng, cũng như sự nỗ lực để phát triển doanh nghiệp, đồng thời nâng cao tỷ lệ DueDil (thẩm định doanh nghiệp) thành công sau khi chốt deal trên sóng truyền hình", Shark Minh Beta lý giải.

Trong khi đó, Shark Nguyễn Hòa Bình sẽ đầu tư vào startup phát triển theo hướng D2C với ba tiêu chí: sản phẩm tốt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, khó bị cạnh tranh về giá. Vị "cá mập" nhận định mô hình D2C (direct-to-consumer - bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng) đang trở thành xu hướng tất yếu và là cơ hội để các startup Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, Shark Bình cho biết, tại Shark Tank Việt Nam mùa 7, ông sẽ mở rộng cơ hội cho startup bán lẻ trong mọi ngành hàng.

Theo công bố, trải qua 6 mùa phát sóng, Thương Vụ Bạc Tỷ đã giới thiệu 291 mô hình kinh doanh tới các nhà đầu tư (Shark) và kết nối thành công 174 thương vụ. Sau khi tham gia Shark Tank Việt Nam, có hơn 60 startup đã được rót vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài chương trình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…