Shark Thủy bị bắt, ai sẽ là người điều hành Tập đoàn Egroup?

Sau thông tin Shark Thủy bị khởi tố và bắt tạm giam, Tập đoàn Egroup đã ra thông báo liên quan đến tình hình hoạt động của công ty và Apax Leaders…

Egroup đã có thông báo về hoạt động của công ty sau khi Shark Thủy bị bắt
Egroup đã có thông báo về hoạt động của công ty sau khi Shark Thủy bị bắt

Ngày 26/3, Công ty cổ phần Tập đoàn Egroup đã ra thông cáo báo chí liên quan Shark Thủy và tình hình hoạt động của Tập đoàn Egroup cùng các công ty thành viên trong hệ thống.

Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc đại diện pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup đã tiến hành các bước ủy quyền điều hành Egroup và Egame cho bà Nguyễn Thị Dung. Bà Dung hiện là thành viên ban lãnh đạo của Egroup và là thành viên hội đồng quản trị của Egame.

Bên cạnh đó, ông Thủy đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu cổ phần, quyền cổ đông tại 2 doanh nghiệp này cho bà Dung theo điều lệ của công ty và quy định của pháp luật hiện hành.

“Ông Thủy đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề có liên quan”, thông cáo nêu rõ.

Ban lãnh đạo của Egroup cho biết, sẽ ưu tiên đảm bảo hoạt động ổn định tại các đơn vị thành viên như hệ thống trung tâm tiếng Anh Apax Leaders, hệ thống trường mầm non STEAMe Garten, hệ thống trung tâm đào tạo năng lực tư duy và sáng tạo quốc tế CMS Edu… nhằm đảm bảo quyền lợi học tập của các học viên, quyền lợi của khách hàng, các đối tác và các cổ đông.

Đại diện Apax Leaders cho biết thêm trong thời gian cơ quan chức năng điều tra, Apax sẽ tạm dừng xác nhận học phí và công nợ học phí của phụ huynh. Đồng thời, Apax cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

Trước đó, như Thương Gia đã đưa tin, ông Nguyễn Ngọc Thủy đã bị bắt tạm giam, khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cuối năm 2022, Apax Leaders của ông Thủy bị nhiều phụ huynh tại TP.HCM, Hà Nội, Đắk Lắk, Đà Nẵng khiếu nại vì chất lượng giảng dạy không như cam kết, ôm tiền bỏ rơi khách hàng và yêu cầu hoàn trả học phí.

Hồi tháng 3/2023, khoảng gần 1.000 phụ huynh đã căng băng rôn đòi tiền trước cổng các trung tâm anh ngữ.

Nhiều phụ huynh cho con theo học tại hệ thống các trung tâm Anh ngữ Apax Leader của ông Thủy phản ánh rằng được yêu cầu đóng tiền học trước. Tuy nhiên sau một thời gian, các trung tâm đột ngột đóng cửa hoặc chuyển sang giảng dạy online.

Ngoài ra, năm 2023, Shark Thủy cũng bị nhiều người tố cáo lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng thông qua các loại hợp đồng dưới hình thức tiền gửi. Theo đó, hàng loạt nhà đầu tư tin tưởng ông Thủy nên đã đầu tư vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup (Education Group) và các hệ sinh thái liên quan. Nhưng khi đến hạn thanh toán, nhà đầu tư không thể rút tiền lãi chứ chưa nói đến tiền gốc.

Xem thêm

Cổ phiếu IBC của công ty Shark Thủy đã mất 86.94% giá trị trong vòng một năm giao dịch.

Cổ phiếu IBC của công ty Shark Thủy bị đình chỉ giao dịch

HOSE cho biết, Apax Holdings nhiều lần vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, nên cổ phiếu IBC đã rơi vào trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch theo quy định…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...