Bóng dáng Thành Công Group ở PGBank

Cả 3 tân cổ đông lớn của PGBank đều có mỗi quan hệ đặc biệt với Thành Công Group. Thêm vào đó, PGBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 tại tỉnh Ninh Bình - nơi Huyndai Thành Công xây dựng 2 nhà máy ô tô...

Danh tính doanh nghiệp bí ẩn có quan hệ đặc biệt với 3 tân cổ đông lớn của PGBank?
Danh tính doanh nghiệp bí ẩn có quan hệ đặc biệt với 3 tân cổ đông lớn của PGBank?

Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank – mã chứng khoán: PGB) đã công bố các báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của 3 công ty.

Cụ thể, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh đã mua 39,3 triệu cổ phiếu PGBank, tương đương 13,1% cổ phần; Công ty Cổ phần Quốc tế Cường Phát mua 40,5 triệu cổ phiếu, tương đương 13,54% cổ phần; Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức mua 40,1 triệu cổ phiếu, tương đương 13,36% cổ phần.

Số cổ phiếu chuyển nhượng nằm trong số 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bán đấu giá hồi tháng 4/2023. Mức giá mua bình quân là 21.400 đồng/cổ phiếu. Theo đó, Petrolimex có thể thu về 2.568 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại PGBank.

Trước đó vào ngày 28/8, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận việc 3 công ty mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn ở PGBank.

Đáng chú ý, ba tổ chức nói trên đều có mối liên hệ đặc biệt với một doanh nghiệp ngành ô tô, đó là Thành Công Group.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Cường Phát là cổ đông sáng lập của PL Iro, một thành viên trong hệ sinh thái doanh nghiệp của gia đình chủ tịch Thành Công Group Nguyễn Văn Tuấn. Vợ chồng ông Nguyễn Toàn Thắng - em trai ông Tuấn sáng lập và sở hữu vốn PL Iro.

Công ty Vũ Anh Đức do ông Vũ Văn Nhuân là Chủ tịch, cũng là một nhân sự của Thành Công Group. Ông Nhuân từng được biết trong vai trò Giám đốc Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tổ hợp Công nghệ Thành Công Việt Hưng. Công ty với cơ cấu cổ đông gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công (chiếm 60%), Công ty Cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam (chiếm 25%) và Công ty TNHH TCG Land (chiếm 15%).

Tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh, ông Nguyễn Tiến Dũng nắm giữ hơn 99% vốn điều lệ công ty. Được biết, ông Dũng từng có thời gian làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Sản xuất xây dựng công nghệ Thành Công. Công ty này được thành lập vào tháng 8/2020 với 3 cổ đông sáng lập, bao gồm ông Vũ Văn Nhuân, Công ty TNHH TCG Land và bà Lê Hồng Anh.

Đáng chú ý, cả 3 doanh nghiệp này đều tiến hành tăng mạnh vốn điều lệ vào tháng 4/2023, thời điểm Petrolimex tiến hành bán đấu giá cổ phần của PG Bank. Trong ngày 28/4, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh đã tăng vốn từ 8 tỷ đồng lên 853 tỷ đồng. Cùng ngày, Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức đã tăng vốn điều lệ từ 40 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng. Tương tự, trong tháng 4, Công ty Cổ phần Quốc tế Cường Phát tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 822 tỷ đồng.

Một thông tin đáng chú ý khác, ngày 23/10 tới đây, PGBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 tại tỉnh Ninh Bình để kiện toàn nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tăng vốn điều lệ, thay đổi tên thương mại và địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng, cũng như phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025.

Nơi tổ chức đại hội - tỉnh Ninh Bình - là nơi Huyndai Thành Công xây dựng 2 nhà máy ô tô. Trước kia, PGBank thường tổ chức đại hội tại tòa Mipec, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Ảnh chụp Màn hình 2023-09-14 lúc 19.23.55.png
Thị giá cổ phiếu PGB ngày 14/9/2023

Trên thị trường chứng khoán, sau thông tin trên, cổ phiếu PGB bất ngờ tăng trần (+14,74%), đóng cửa ở mức 28.800 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/9. Sang đến ngày 14/9, mã cổ phiếu ngân hàng này tiếp tục gia tăng tích cực và kết phiên ở mức 29.200 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường của ngân hàng vào khoảng 8.760 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...