Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị PG Bank từng là Phó Tổng giám đốc MSB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã chứng khoán: PGB) vừa công bố thông tin về việc bổ nhiệm tân Chủ tịch Hội đồng quản trị...
ngân hàng PG Bank

Theo đó, Hội đồng quản trị ngân hàng PG Bank đã thống nhất bầu ông Oliver Schwatzhaupt, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó trưởng ban Ủy ban Quản lý rủi ro ngân hàng sẽ nắm giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020-2025 kể từ ngày 4/5.

Theo thông tin từ PG Bank, ông Oliver Schwatzhaupt mang quốc tịch Đức, tốt nghiệp trình độ thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Justus Liebig (Đức). Ông đã có 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và quản trị rủi ro.

Ông Oliver Schwatzhaupt từng đảm nhiệm nhiều vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức tài chính quốc tế như Giám đốc Quản lý rủi ro tín dụng DZBank; Giám đốc Quản lý xếp hạng tín dụng CommerzBank, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quản lý rủi ro Emirates NBD Group.

Ông Oliver Schwatzhaupt chính là nhân sự cũ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB). Trong đó, ông từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Khối Quản lý rủi ro (năm 2010-2012) và Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản lý rủi ro MSB (năm 2019-2022). Ông được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng quản trị của PG Bank từ tháng 4/2022.

Đáng chú ý, ông Oliver Schwatzhaupt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng PG Bank diễn ra ngay sau khi 3 thành viên đương nhiệm Hội đồng quản trị đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bao gồm các ông Nguyễn Quang Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Trần Ngọc Năm và Lưu Văn Tuyển là Thành viên Hội đồng quản trị đương nhiên mất tư cách sau khi Petrolimex thoái vốn khỏi ngân hàng.

Ở diễn biến khác, Hội đồng quản trị ngân hàng PG Bank còn có sự thay đổi nhân sự khác khi một Thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Mạnh Hải cũng xin từ nhiệm từ ngày 5/5 với lý do cá nhân.

Hiện tại, Hội đồng quản trị PG Bank có 5 thành viên gồm ông Oliver Schwarzhaupt là Chủ tịch; ông Nguyễn Tiến Dũng là Phó Chủ tịch; ông Đinh Thành Nghiệp và ông Nguyễn Phi Hùng là Tổng giám đốc; và ông Nilesh Ratilal Banglorewala.

Theo ngân hàng PG Bank, động thái này nằm trong tiến trình kiện toàn lại toàn bộ hoạt động về nhân sự, công tác quản trị rủi ro, công tác phát triển sản phẩm dịch vụ để phù hợp với những thay đổi sau khi Petrolimexthoái vốn.

Trước đó, vào đầu tháng 4, cổ đông lớn nhất của ngân hàng này là Petrolimex, đã bán xong toàn bộ 120 triệu cổ phần sở hữu tại ngân hàng PG Bank với giá trung bình 21.400 đồng/cổ phiếu, thu về 2.568 tỷ đồng.

Trong đó, 3 tổ chức đã mua thành công số cổ phần này là Công ty Cổ phần Quốc Tế Cường Phát với 40,6 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 13,54% vốn điều lệ của ngân hàng; Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu, chiếm 13,36% và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh mua 39,3 triệu cổ phiếu, chiếm 13,1%.

Sau giao dịch, 3 tổ chức này hiện nắm hơn 40% vốn điều lệ của ngân hàng PG Bank, trở thành nhóm cổ đông lớn mới tại ngân hàng và thuộc diện phải công bố thông tin trong thời gian tới.

Trong năm 2023, PG Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 530 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2022 với tăng trưởng tín dụng tăng 11,2% đạt 35.881 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 8,3% đạt hơn 53.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 10,6% đạt hơn 47.200 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...