Dấu hỏi phía sau nhiều cổ phiếu lao dốc

Thời gian vừa qua, không ít cổ phiếu có diễn biến giảm giá không phanh, có những mã rơi về mức giá thấp kỷ lục, tương đương với giá một cốc trà đá. Nguyên nhân gì khiến những cổ phiếu này lao dốc?
Dấu hỏi phía sau nhiều cổ phiếu lao dốc

Ngoài những cổ phiếu gặp sự cố riêng như TTF, DRH, hoặc có kết quả kinh doanh tệ hại như CAD, AVF, thì nhóm còn lại có một đặc điểm rất chung liên quan tới tăng vốn điều lệ (xem bảng). Lần theo câu chuyện của từng cổ phiếu, chúng tôi thấy có không ít điểm đáng đặt dấu hỏi. 

KVC - dòng tiền vòng vèo?

Ngày 24/5/2016, CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (KVC) hoàn tất đợt phát hành 33 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ từ 165 tỷ đồng lên 495 tỷ đồng. Sau đó, dòng tiền từ đợt phát hành có đường đi không rõ ràng.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2016 của KVC, KVC mua 2 mảnh đất với giá 100 tỷ đồng từ vợ chồng Chủ tịch HĐQT Công ty. Cho dù sổ đỏ đã hoàn thiện, nhưng việc mua bán lại vòng vèo qua người thứ ba là bà Yến Nhi (mảnh đất thứ nhất) và bà Trịnh Thị Ngọc Hạnh (mảnh thứ hai). Cùng với đó là KVC có một số khoản cho vay cá nhân với giá trị lớn.

Ngoài ra, Công ty Kiểm toán Tư vấn Đất Việt đã lưu ý về 2 khoản mua máy móc, thiết bị trị giá 194 tỷ đồng. Một là, 60 tỷ đồng với CTCP Sản xuất Kinh doanh Đại Thống, tương đương 100% giá trị hợp đồng đầu tư hệ thống xử lý chất thải và xử lý bụi (không nằm trong mục đích tăng vốn). Hai là, 134 tỷ đồng với Công ty TNHH Công nghệ Kim Long theo hợp đồng số 001/HĐMB/KV-KL/2016. Điều đáng nói, KVC đã ứng trước 100% giá trị hợp đồng, trong khi đối với những hợp đồng mua thiết bị, máy móc còn có cả phần nghiệm thu, phần bảo hành, bảo dưỡng.

Trên sàn chứng khoán, trong tháng 9 và đầu tháng 10/2016, giá cổ phiếu KVD dao động nhẹ trên ngưỡng 12.000 đồng/CP, nhưng từ phiên 11/10 bắt đầu lao dốc, hiện còn 2.600 đồng/CP.

Trước đó, ngày 9/11, HĐQT KVC đã có nghị quyết về việc sẽ tạm dừng giao dịch cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để làm rõ quá trình tăng vốn của Công ty trước đây, đồng thời hạn chế rủi ro cho các cổ đông do giá cổ phiếu giảm sâu.

FID - dòng tiền phải thu lớn

CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam (FID) thành lập năm 2010, đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, nhưng nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng.

Sau khi FID phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 110 tỷ đồng lên 220 tỷ đồng trong tháng 5/2016, dòng tiền phải thu bắt đầu xuất hiện rất lớn mà theo lý giải của Công ty, đó là những khoản ứng trước cho hợp đồng kinh tế cùng khoản cho vay cá nhân. Khoản phải thu ngắn hạn khác trị giá 58 tỷ đồng cũng đồng thời xuất hiện ngay sau khi đợt tăng vốn hoàn thành.

Trong khi đó, mục đích chính của đợt phát hành là đầu tư vào 2 công ty là CTCP Đầu tư Xây lắp và Thương mại Việt Nam và Công ty TNHH Vận tải Thái Bình Đông Á. FID chỉ dành 9,999 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.

Một điểm đáng lưu ý khác là mối quan hệ giữa FID và Finway. Trong số vốn tăng trên, CTCP Finway góp 23 tỷ đồng, nhưng ngay sau đó có một hợp đồng kinh tế trị giá 20 tỷ đồng cung cấp vật tư và thi công hệ thống điều hòa không khí, thông gió cho FID.

Ngoài ra, nhiều nhân sự trong Ban lãnh đạo FID đăng ký bán ra cổ phiếu sau khi Công ty hoàn thành đợt tăng vốn điều lệ.

Giá cổ phiếu FID có diễn biến tương tự KVD khi trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10/2016 dao động nhẹ quanh ngưỡng 17.000 đồng/CP, nhưng từ phiên 17/10 bắt đầu lao dốc, hiện còn 1.500 đồng/CP.

DPS - khoản phải thu ngắn hạn bằng vốn điều lệ

Tháng 6/2016, CTCP Đầu tư Phát triển Sóc Sơn (DPS) tăng vốn điều lệ từ 160,8 tỷ đồng lên 288,5 tỷ đồng, ngay lập tức khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 110,8 tỷ đồng lên 288 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu DPS hiện là 2.500 đồng/CP so với mức 6.000 đồng/CP đầu tháng 10.

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên sau khi tăng vốn có những điểm bất thường như khoản ứng trước và phải thu tăng vọt, trong khi khoản mục tiền và tương đương tiền rất ít; hoặc dòng tiền chạy vòng vèo giữa các công ty có mối quan hệ với công ty tăng vốn.

Diễn biến lao dốc của giá nhiều cổ phiếu gần đây nhiều khả năng có liên quan tới đợt tăng vốn. Đó là tình trạng thiếu minh bạch về việc sử dụng vốn sau phát hành, có dấu hiệu tư lợi từ nguồn vốn sau phát hành, thậm chí có thể có trường hợp doanh nghiệp thực hiện tăng vốn ảo.

Nhà đầu tư đang chờ đợi các doanh nghiệp công bố thông tin cụ thể về tiến độ sử dụng vốn cũng như giải đáp các điểm nghi vấn nêu trên.

Theo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...