Đề xuất 2 phương án thực hiện thủ tục liên quan tới thành lập cụm công nghiệp

Ngày 27/4 diễn ra Hội nghị về Cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp nhằm tạo cơ chế đơn giản, thuận lợi cho việc phát triển cụm công nghiệp...

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, dự kiến thời gian hoàn thành Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp trình Chính phủ xem xét thông qua là cuối quý 2/2023.

Hội nghị đã thảo luận một số nội dung được các địa phương quan tâm và góp ý. Đó chính là các vấn đề về chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập cũng như mở rộng cụm công nghiệp và việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. 

Cụ thể hơn, Hội nghị đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1, tích hợp cả ba nội dung bao gồm: Chấp thuận chủ trương đầu tư; Thành lập cũng như mở rộng cụm công nghiệp và lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. 

Còn lại, phương án 2 đó chính là sẽ tiến hành thực hiện ba thủ tục một cách riêng biệt. Đối với trường hợp có một nhà đầu tư, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo pháp luật về đầu tư. Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên sẽ tiến hành thủ tục lựa chọn chủ đầu tư theo pháp luật đầu tư và pháp luật về đấu thầu. Cuối cùng là tiến hành thủ tục thành lập cũng như mở rộng cụm công nghiệp. 

cụm công nghiệp
Toàn cảnh buổi Hội nghị 

Đáng chú ý, đối với nội dung thành lập cũng như mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: Có trong danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện.

Tiếp nữa là phải đảm bảo có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng phù hợp, được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Đặc biệt, đối với vấn đề lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trong trường hợp có doanh nghiệp, hợp tác xã có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công  nghiệp, dự thảo Nghị định quy định:

UBND cấp tỉnh sẽ thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm với thang điểm 100. Trong đó bao gồm các tiêu chí: Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm); phương án quản lý, bảo vệ môi trường CCN (tối đa 15 điểm); năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).

Sau đó, doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm từ 50 trở lên được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định thành lập, mở rộng Cụm công nghiệp.

Trong trường hợp có từ hai doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì sẽ tiến hành giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm cao nhất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng ghi nhận, nghị định 68 và nghị định vẫn bộc lộc một số hạn chế, vì vậy trong dự thảo nghị định này sẽ phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế và tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý và chủ đầu tư, nhà đầu tư có dự án trong Cụm công nghiệp.

Xem thêm

Hà Nội xem xét thay chủ đầu tư nếu dự án cụm công nghiệp chậm triển khai 12 tháng

Hà Nội xem xét thay chủ đầu tư nếu dự án cụm công nghiệp chậm triển khai 12 tháng

Đối với các dự án cụm công nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp hoặc ngừng thực hiện, chậm triển khai 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập thì UBND thành phố xem xét thu hồi dự án và quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác.

Có thể bạn quan tâm