Đề xuất cổ phần hóa Agribank trong vòng 5 năm tới

Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề xuất tiếp tục triển khai cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số NHTMC
Đề xuất cổ phần hóa Agribank trong vòng 5 năm tới
Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề xuất tiếp tục triển khai cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số NHTMCP về mức trên 65%; thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Agribank.
Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng theo phân công của Chính phủ vừa được công khai lấy ý kiến rộng rãi đã đưa ra các mục tiêu đẩy mạnh tái cấu ngành ngân hàng như: cắt giảm nợ xấu, giảm số lượng ngân hàng thương mại yếu kém và đảm bảo 70% ngân hàng thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020.Về định hướng chính sách đến năm 2020, Dự thảo Đề án đề xuất cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tiền tệ, ngân hàng. Cụ thể, bổ sung và xây dựng khuôn khổ pháp luật về về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó đề cao thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các yếu kém, tồn tại và các vi phạm, rủi ro của tổ chức tín dụng;Thực hiện cấp phép thận trọng, linh hoạt đối với việc thành lập mới Ngân hàng Thương mại; Tiếp tục sử dụng cấp phép cho các tổ chức tín dụng như là công cụ hữu hiệu trong cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Thắt chặt các điều kiện thành lập, góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng;Nới lỏng quy định về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và các giới hạn sở hữu vốn điều lệ của thành viên góp vốn, cổ đông tại Việt Nam;Sửa đổi Luật Bảo hiểm Tiền gửi (Luật số 06/2012/QH2013), Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2020/QH12) để trao cho NHNN và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) để cho phép sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi do các ngân hàng nộp cho DIV để tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng.Đồng thời, Dự thảo đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như sửa đổi đồng loạt các Luật và quy định liên quan để thúc đẩy xử lý nợ xấu, chỉ đạo VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường của các ngân hàng, xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Giải quyết nhanh và thực chất vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần đưa lãi suất cho vay về mức 5%/năm;Tiếp tục triển khai cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số NHTMCP về mức trên 65%; thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;Áp dụng biện pháp phá sản đối với các TCTD yếu kém mà việc phá sản không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD;Đổi mới và phát triển hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại, trong đó chú trọng nâng cao hiệu của các hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;Thực hiện đầy đủ Basel II, 70% số ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020. Trong đó, tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, bảo đảm các TCTD có đủ vốn tự có theo chuẩn mực vốn của Basel II; Triển khai lộ trình tăng vốn điều lệ phù hợp với quy định mới về mức vốn pháp định của Tổ chức tín dụng và vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Kiên quyết xử lý các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng không đáp ứng được mức vốn pháp định và chuẩn mực an toàn vốn.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...