Đề xuất di dời 90 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi 12 quận nội thành

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng, bài học từ vụ cháy tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông cho thấy cần phân loại danh mục gây ô nhiễm môi trường để xác định yêu cầu cấp bách…
Đề xuất di dời 90 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi 12 quận nội thành

Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, UBND thành phố Hà Nội đã chủ động hướng dẫn di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị. Tuy nhiên, kết quả thực hiện di dời còn chậm do tâm lý doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, thuận tiện đi lại sinh hoạt; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch…

Thực hiện Chỉ đạo của UBND Thành phố về việc rà soát, thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng, Tổ công tác liên ngành đã rà soát phân loại các quận và các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất công nghiệp. Theo đó, loại bỏ 32 cơ sở nằm trong 113 cơ sở; bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch. Như vậy, đến nay, danh mục sản xuất công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp quy hoạch gồm 90 cơ sở.

Có thể thấy, việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành là cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của Thành phố nói riêng. Tuy nhiên, để việc xử lý di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực 12 quận một cách đồng bộ, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, đề nghị UBND TP có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho di dời cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch của các bộ, ngành thuộc Trung ương đóng trên địa bàn 12 quận thuộc Thành phố. Việc này cùng làm đồng thời với các cơ sở thuộc Thành phố quản lý.

Bên cạnh đó, Thành phố sớm nghiên cứu, đề xuất bổ sung các cơ chế chính sách hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch nhiều hơn nữa, thỏa đáng hơn… TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng, bài học từ vụ cháy tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông cho thấy cần phân loại danh mục gây ô nhiễm môi trường để xác định yêu cầu cấp bách…

Phó Chủ tịch UBMTTQ Thành phố Đàm Văn Huân cho rằng, vai trò của MTTQ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc phản biện được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tổ chức theo tinh thần đổi mới, chủ động công tác giám sát, phản biện. Trước khi tổ chức phản biện, UB MTTQ thành phố cũng tổ chức các đoàn khảo sát để khảo sát vấn đề này. Tuy nhiên, ông Đàm Văn Huân cũng đề nghị, các nội dung giám sát, phản biện phải được tổ chức sớm hơn, tạo điều kiện cho các cơ quan của Thành phố có điều kiện tiếp thu, điều chỉnh trước khi trình HĐND thành phố.

Xem thêm

Hà Nội di dời Sở KHĐT để mở rộng sân Hàng Đẫy

Hà Nội di dời Sở KHĐT để mở rộng sân Hàng Đẫy

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa chỉ đạo di dời trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung diện tích giao thông, bãi đỗ xe, kết hợp thương mại, dịch vụ... đồng thời, tạo không gian kiến trúc

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...