Đến 2025, sẽ nộp ngân sách tối thiểu 248.000 tỷ đồng từ thoái vốn Nhà nước

Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 248.000 tỷ đồng từ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước...
Đến 2025, sẽ nộp ngân sách tối thiểu 248.000 tỷ đồng từ thoái vốn Nhà nước

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 360/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời, phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần, doanh nghiệp nhà nước.

Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả để có kết quả thực chất, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ.

Cũng tại đề án, mục tiêu đề ra là đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Theo Bộ Tài chính, công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021 không đạt kế hoạch đề ra. Đến cuối năm 2021, mới thoái vốn nhà nước tại 18 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số thoái vốn giai đoạn trước đó từ năm 2016 - 2020 là 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách.

Với việc chỉ có 4 doanh nghiệp được Bộ Tài chính phê duyệt phương án cổ phần hóa, năm 2021 cũng ghi dấu là năm có số doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hoá thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch là 89 doanh nghiệp. Trước đó, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, có tới 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng.

Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 1.401 tỷ đồng, chỉ đạt 3,5% kế hoạch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...