Dệt may Thành Công (TCM): Đơn hàng cho quý 1/2024 đã đạt 90% kế hoạch

Dệt may Thành Công (mã cổ phiếu TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 11/2023 ở mức ảm đạm do thiếu đơn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho biết lượng đơn hàng cho quý 1/2024 đã đạt khoảng 90% kế hoạch.

Dệt may Thành Công cho biết lượng đơn hàng cho quý 1/2024 hiện đã đạt 90% kế hoạch.
Dệt may Thành Công cho biết lượng đơn hàng cho quý 1/2024 hiện đã đạt 90% kế hoạch.

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, mã cổ phiếu TCM - sàn HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 11/2023 với doanh thu gần 11,7 triệu USD và lợi nhuận sau thuế 354.000 USD, lần lượt giảm 16% và 56% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là tháng thứ 6 liên tiếp, doanh nghiệp dệt may này ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tháng 11/2023 cũng là tháng có lợi nhuận thấp nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây của Dệt may Thành Công.

Trong tháng 11/2023, doanh thu xuất khẩu của Dệt may Thành Công chiếm gần 92%; còn lại là tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường châu Á chiếm 60,3% tổng doanh thu; trong đó, riêng Hàn Quốc chiếm 26,46%; Nhật Bản chiếm 14,9%; và Trung Quốc chiếm 10,19%.

Tiếp đến, xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ chiếm 26,6% tổng doanh thu; trong đó, riêng Mỹ chiếm 18,28%. Xuất khẩu sang thị trường châu Âu chỉ chiếm 3,5% tổng doanh thu; trong đó, riêng thị trường Anh chiếm 2,74%.

Lũy kế 11 tháng năm 2023, Dệt may Thành Công ghi nhận tổng doanh thu hơn 128 triệu USD và lãi ròng hơn 7,5 triệu USD, lần lượt giảm 25% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp này đã hoàn thành hơn 79% mục tiêu doanh thu và gần 75% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Nguồn thu của Dệt may Thành Công đến từ 03 mảng chính, gồm: sản phẩm may (chiếm 75%), vải (chiếm 16%), và sợi (chiếm 8%). Đại diện Dệt may Thành Công chia sẻ, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, lạm phát cao tại Mỹ và EU trong thời gian qua đã khiến người tiêu dùng tại hai thị trường này thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng những mặt hàng không thiết yếu, bao gồm hàng dệt may. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Dệt may Thành Công cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, nhờ thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc, cũng như chú trọng phát triển thị trường nội địa đối với mảng vải - sợi để giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, phần nào đã duy trì hoạt động sản xuất qua giai đoạn khó khăn này, đại diện Dệt may Thành Công cho biết.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Đối với tình hình đơn hàng, Dệt may Thành Công cho biết hiện các chuyền may vẫn chưa hoạt động tối đa công suất. Ước tính đến tháng 12/2023, công ty đạt khoảng 76% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2023 và đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 1/2024.

“Hy vọng, năm 2024, tình hình đơn hàng sẽ tốt hơn”, đại diện Dệt may Thành Công nói.

Theo nhận định từ các chuyên gia, ngành dệt may Việt Nam hiện đã qua giai đoạn xấu nhất nhưng bước sang năm 2024, vẫn tiếp tục đối mặt với một số thách thức, gồm: đơn hàng xuất khẩu vẫn ở mức yếu, chuỗi cung ứng còn rủi ro, chi phí đầu vào vẫn cao, rủi ro nghĩa vụ trả nợ còn cao, rủi ro tỷ giá giảm, xu hướng xanh hoá diễn ra nhanh,…

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam năm nay đạt khoảng 40,3 tỷ USD và hiện đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng 9,2%, lên mức 44 tỷ USD.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 20/12, thị giá cổ phiếu TCM đạt 41.200 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Xuất khẩu dệt may sắp bước qua thời kỳ ảm đạm

Xuất khẩu dệt may sắp bước qua thời kỳ ảm đạm

Dù sụt giảm tổng cầu được dự báo sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam đến đầu năm 2024, số liệu cho thấy đang có những tín hiệu tích cực và nhiều khả năng ngành dệt may sẽ phục hồi trong những tháng tới.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường 'đỏ lửa'

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường 'đỏ lửa'

Ngược dòng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHB vẫn giữ sắc xanh duy nhất trong rổ VN30 và ngành Ngân hàng. Kết phiên, thị giá SHB tăng 0,44%, đây cũng là một trong 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Khối lượng giao dịch gần 99 triệu cổ phiếu khớp lệnh...

LPBank: Ước lãi quý 1/2024 đạt 2.886 tỷ đồng, muốn đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank: Ước lãi quý 1/2024 đạt 2.886 tỷ đồng, muốn đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Trong quý 1/2024, lợi nhuận trước thuế của LPBank ghi nhận đạt 2.886 tỷ đồng, tăng hơn 84% so với cùng kỳ, thực hiện 27,49% kế hoạch năm. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới, LPBank dự kiến trình cổ đông phương án đổi tên thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam”...

Chuỗi Pizza 4P's lãi kỉ lục trong năm 2023

Chuỗi Pizza 4P's lãi kỉ lục

Trước đó, chuỗi Pizza 4P's trong giai đoạn 2020 - 2021 đã liên tục báo lỗ do những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, và bắt đầu có lãi trở lại từ năm 2022.

TCBS báo lãi nghìn tỷ trong quý 1/2024, lọt top 3 thị phần môi giới

TCBS báo lãi nghìn tỷ trong quý 1/2024, lọt top 3 thị phần môi giới

Trong quý đầu năm 2024, TCBS đã mang về 1.160 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước, cao hơn 32% so với quý 4/2023 trước đó. Như vậy kết thúc quý 1, công ty chứng khoán này đã thực hiện 26% về doanh thu và 31% chỉ tiêu lợi nhuận...