Dịch vụ đổi tiền mới lại bắt đầu “nở rộ”

Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2019 nhưng các dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới đã được quảng cáo nhộn nhịp trên mạng xã hội.
Dịch vụ đổi tiền mới lại bắt đầu “nở rộ”

Giống như các năm trước, năm nay những đồng tiền có mệnh giá nhỏ 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng cùng các loại tiền polyme mệnh giá nhỏ như 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng được nhiều người tìm đến.

Các "đại lý" đổi tiền mới này cũng phân ra hai mức giá cho tiền mới là giá bán buôn và bán lẻ. Thường thì mức đổi 20 triệu đồng sẽ được tính làm mốc, khách đổi trên 20 triệu đồng sẽ được tính giá bán buôn.

"Nếu khách lấy trên 20 triệu đồng thì tỷ lệ là 4%, còn dưới mức này thì tỷ lệ 6%", một đầu mối đổi tiền chia sẻ. Điều này đồng nghĩa nếu khách hàng đổi với giá bán lẻ thì 1 triệu đồng sẽ mua được 940.000 đồng tiền lẻ mới, còn với giá bán buôn thì mua được 960.000 đồng tiền lẻ mới.

Càng gần Tết, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới của người dân càng cao, cũng đồng nghĩa với việc phí dịch vụ cũng sẽ tăng cao, nhiều người thậm chí chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn hơn để có được lượng tiền lẻ mà mình mong muốn.

Theo bảng giá cập nhật mới nhất của website doitiensaigon.com, tiền lẻ mệnh giá 500 đồng có phí đổi là 300%, tức muốn đổi 500.000 người dân phải bỏ ra thêm 1,5 triệu đồng, tuy nhiên, hiện tiền mệnh giá này đang trong tình trạng “hết hàng”.

Mệnh giá 1.000 đồng và 2.000 đồng, 5.000 đồng phí dịch vụ là 10% và 7% cho các loại tiền polyme mệnh giá nhỏ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng; 6% đối với tiền mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng; 3% cho tiền 500.000 đồng.

Bên cạnh tiền Việt Nam Đồng, nhiều đầu mối còn có sẵn loại tiền giấy mệnh giá 2 USD liền series cho khách có nhu cầu.

Khi được hỏi tại sao không đến ngân hàng đổi tiền mà lại chấp nhận trả mức phí cao cho “chợ đen” một người dân cho biết, “đổi được tiền lẻ ở các ngân hàng thương mại không dễ do quỹ tiền lẻ có giới hạn mà dịp Tết ai cũng muốn đổi nhiều tiền lẻ, tiền mới để đi lễ chùa và mừng tuổi”.

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã không phát hành tiền mới từ 2013 tới nay. Cơ quan này cho biết riêng việc không phát hành tiền mới in dịp trước Tết Nguyên đán năm 2018 giúp tiết kiệm khoảng 280 tỷ đồng.  Hiện chưa có thông tin về việc có hay không phát hành tiền mới dịp Tết năm 2019.

Thế nhưng, theo quảng cáo của website doitiensaigon.com, tiền mới luôn có sẵn 365 ngày trong năm và luôn có các mệnh giá nhỏ: 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng…. đến dưới 100.000 đồng.

Web này cũng không quên cam kết, tiền thật mới 100% do NHNN phát hành, nguyên tệp, nguyên seri, đủ số lượng…và đã có rất nhiều “hàng” để phục vụ nhu cầu của Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019.

Một câu hỏi được đặt ra là những đầu mối trên mạng kia lấy nguồn tiền lẻ, tiền mới từ đâu ra khi chính các ngân hàng luôn lắc đầu với người dân có nhu cầu đổi tiền?

Trong dịp Tết Nguyên Đán 2018, đối với các hình thức đổi tiền lẻ trên mạng, NHNN đã có yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, công an thành lập các đoàn kiểm tra để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp kinh doanh tiền mệnh giá nhỏ trái phép tại khu di tích, đền chùa, lễ hội hoặc kinh doanh đổi tiền trên mạng.

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng tiền mới được điều chuyển từ NHNN cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế; hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt vào các mục đích đi lễ, mừng tuổi làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông tiền mặt. Đồng thời phải duy trì dịch vụ ngoại hối thu đổi ngoại tệ phục vụ nhu cầu của du khách nước ngoài trong ngày nghỉ Tết.

Theo Nghị định 96 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, những trường hợp đổi tiền lẻ trái phép có thu phí nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 20-40 triệu đồng.

 >> Tiền mới khan hiếm, phí đổi tiền lẻ ‘nhảy múa’

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...