“Điểm nhãn” nợ xấu ngân hàng Sacombank

Trước thềm đại hội cổ đông ngày 30/6 tới, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã và đang có những chuẩn bị cần thiết để bước sang một giai đoạn dù vẫn còn nhiều khó khăn.
“Điểm nhãn” nợ xấu ngân hàng Sacombank

Điều cần thiết nhất, Sacombank đã từng bước hoàn tất được báo cáo tài chính được kiểm toán cho năm 2015 và 2016. Kết quả này có cơ sở từ đề án tái cơ cấu được phê duyệt.

Hiện đề án trên chưa được công bố cụ thể, nhưng so sánh tình hình tài chính cập nhật và giải trình thời gian qua với báo cáo vừa hoàn tất, giá trị nền tảng hỗ trợ của cơ chế có thể được lường định.

Và nếu tại kỳ họp đang diễn ra, Quốc hội thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu, Sacombank càng có thêm điều kiện để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu.

Trong quá trình đó, có nhiều con số và mức độ nợ xấu của ngân hàng này được nêu lên. Gần đây, mức độ có thể lên tới hai con số thoạt tiên gây quan ngại. Nhưng, nếu nhìn sâu vào cơ cấu nợ xấu, tình hình không hẳn quá xấu.

Tại quận 10 Tp.HCM, người qua lại trục đường Lý Thường Kiệt hàng ngày có thể nhận thấy một dự án lớn tiếp giáp với 4 mặt tiền, đang từng bước hoàn thiện. Ít ai biết, đây là một trong những dự án mà Sacombank đang thúc đẩy trong kế hoạch xử lý nợ xấu.

Dự án này ngân hàng có thể chủ động tái cơ cấu, thậm chí xem xét bổ sung vốn để thúc đẩy hoàn thiện trong năm nay, chào đón khách hàng từ năm tới để thu hồi toàn bộ nợ. “Vị trí vàng” của góp phần tăng tính khả mãi và rút ngắn quá trình thu hồi.

Nợ xấu không hẳn luôn xấu. Dự án trên là một điển hình. Riêng tại Sacombank, VnEconomy tìm hiểu ở một số kênh đánh giá độc lập, quy mô nợ xấu có triển vọng xử lý tốt như dự án trên có thể lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Đồng nghĩa, một cấu phần khá lớn của nợ xấu có triển vọng xử lý nhanh và thu hồi vốn tốt.

Như trên, khối lượng này cần thêm động tác “điểm nhãn” từ cơ chế hỗ trợ, từ các động lực thúc đẩy bên trong và bên ngoài để giá trị trở nên sống động.

Nếu như ba năm về trước, có Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước, cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm, đồng nghĩa với người vay không thuộc diện có nợ xấu để có cơ hội vay vốn tiếp.

Có những dự án, như những khách bộ hành kiệt sức qua sa mạc nợ xấu, chỉ cần những ly nước hỗ trợ thì họ sẽ vượt qua được. Ở đây, Sacombank có cơ chế cho phép giãn trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay này, được chủ động tiếp thêm những “ly nước vốn” đó (với sự giám sát chặt chẽ về sử dụng và tác động của vốn mồi mới), dự án “tỉnh” lại và cơ hội thu hồi vốn, xử lý được nợ xấu mở ra.

Hoặc như, có những dự án trong số hơn 30.000 tỷ trên, Sacombank được chuyển nhượng cho các đối tác, hoặc hợp tác với những đầu mối năng động xử lý các vướng mắc pháp lý, cơ chế vốn, tìm kiếm nhà đầu tư… cơ hội thu hồi nợ nhanh và tốt hơn cũng mở ra, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản đang sôi động lên.

Trong tình huống trên, tham gia vào công tác “điểm nhãn” cho nợ xấu, có sự xuất hiện của bên thứ ba.

Những chuyển động liên quan đến cơ cấu ứng viên cho Hội đồng Quản trị dự kiến bầu tại đại hội tới cũng hé mở dần khả năng có triển vọng hợp tác, để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu tại Sacombank, với những đặc điểm nói trên.

Người trong cuộc từng đề cập đến khía cạnh này, trong dòng chảy thông tin vừa qua. Đó là, nếu có sự hợp tác của công ty Him Lam, công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), cùng những doanh nghiệp bất động sản lớn và uy tín tại Tp.HCM, thì quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu Sacombank có thể được rút ngắn đáng kể lộ trình.

Nhân sự và thay đổi nhân sự, ứng viên và những cái tên xuất hiện vừa qua có liên quan đến một số đối tác đó, như từ LienVietPostBank, từ Sacomreal, từ Him Lam… Cơ cấu Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành Sacombank kiện toàn sau đại hội sẽ chốt lại sự chờ đợi này.

Và như VnEconomy đề cập ở một bài viết gần đây, việc hợp tác với bên thứ ba là độc lập với Sacombank. Ngân hàng này có mục đích lớn nhất, ưu tiên lớn nhất là đẩy nhanh xử lý nợ xấu, thu hồi nợ để đưa hoạt động trở lại hiệu quả; còn bất động sản thế chấp được xử lý, chuyển nhượng… sẽ theo thị trường, vì chúng không thuộc sở hữu trực tiếp của Sacombank.

Theo Minh Đức/VnEconomy

>> Vì sao ông Nguyễn Đức Hưởng rút lui khỏi Sacombank?

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...