DN thủy sản vẫn đang vật lộn với kiếp "làm mọi" cho ngân hàng

Được đánh giá là ngành nghề kinh doanh nhiều triển vọng và là kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đa phần DN thủy sản vẫn đang phải gồng mình vật lộn với những khó khăn. Trong đó, áp lực đến từ c
DN thủy sản vẫn đang vật lộn với kiếp "làm mọi" cho ngân hàng

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp này gặp khó trong những năm gần đây chẳng hạn như các rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại và các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu; nguồn nguyên liệu chế biến…

Cũng có ý kiến cho rằng sức cạnh tranh của sản phẩm DN trong ngành đang giảm sút. Trong đó, việc tỷ giá VND/USD được điều chỉnh giảm thấp hơn nhiều so với đồng tiền của các nước xuất khẩu khác khiến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cùng loại của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn.

Tuy vậy, những nguyên nhân trên có thể chỉ là một phần của sự sa sút của nhóm thủy sản. Báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy một hiện trạng đau đớn là nợ vay và lãi vay ngân hàng hút hết lợi nhuận.

Lãi vay ăn hết lợi nhuận

Đối với các nhà đầu tư, một doanh nghiệp luôn được đánh giá cao nếu biết sử dụng hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài. Trong đó, việc huy động và sử dụng dòng vốn vay ngân hàng thể hiện được sự sắc bén và năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Điều này thường được thể hiện qua chỉ số ROE cao.

Tuy nhiên, lý thuyết đó dường như không phù hợp với thị trường Việt Nam bởi lãi suất biến động khó lường. Rủi ro là rất lớn khi kế hoạch kinh doanh bị chệch hướng.

Đáng lưu ý là hầu hết các DN thủy sản đang bị ‘mắc cạn’ có nguyên nhân xuất phát từ đợt lãi suất tăng dựng đứng kể từ khi diễn ra khủng hoảng kinh tế liên quan đến bong bóng tài sản kể từ năm 2008.

Lãi suất cho vay những giai đoạn này có lúc lên trên 20-25% khiến cho các khoản vay của những doanh nghiệp sản xuất bị phình lên.

Chẳng hạn như trường hợp của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau (CMX), DN được mệnh danh là "Vua tôm sinh thái" đã từng có giai đoạn ăn nên làm ra từ năm 2007. Nhưng từ 2011 trở đi, việc chi trả lãi vay tăng đột biến khiến cho hoạt động của DN này ngày càng rơi vào khó khăn. Năm 2011, CMX phải trả chi phí tài chính hơn 100 tỷ đồng, trong đó lãi vay đến 77 tỷ đồng khiến lợi nhuận rơi từ mức 44 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 4 tỷ đồng năm 2011.

Báo cáo quý I/2017 của Thủy sản Cà Mau (CMX) mới đây cũng cho thấy, với khoản vay đến 450 tỷ đồng ngắn và dài hạn tại NH. CMX làm được 1 đồng lợi nhuận, ngân hàng cũng hưởng được 1 đồng.

Khá giống với CMX, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) cũng khốn đốn vì lãi vay trong nhiều năm qua. Với doanh số xấp xỉ 3.000 tỷ đồng/năm nhưng việc chi phí tài chính hơn trăm tỷ năm 2011 đã khiến AGF gặp khó. Nợ vay của AGF không giảm bớt mà tăng lên gấp đôi so với 5 năm trước, nhưng doanh số thì không tăng dẫn đến thua lỗ.

Và ngay cả những doanh nghiệp đầu ngành, có nhiều lợi thế về vốn, đầu tư bài bản vào chuỗi giá trị cũng không mấy khả quan.

Minh chứng rõ nhất là như Thủy sàn Hùng Vương, DN được xem là "Vua cá tra" tại VN sau hàng loạt thương vụ M&A hoành tráng. Hùng Vương gần như đã hoàn thành chuỗi khép kín từ con giống; thức ăn, vùng nuôi riêng, nhà máy chế biến và hệ thống kho lạnh…

Tuy nhiên, với việc cõng trên lưng khoản nợ vay hơn 8.000 tỷ đồng, lãi vay của HVG đang tăng trong những năm qua. Năm 2016, chi phí tài chính của doanh nghiệp này lên đến 577 tỷ đồng, trong đó có đến 480 tỷ đồng lãi vay phải trả góp phần dẫn đến khoản lỗ 49 tỷ đồng sau kiểm toán.

Rõ ràng, việc thanh toán các khoản nợ vay nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc hoạt động kinh doanh thuận lợi hay không. Nếu thị trường không thuận lợi, áp lực từ các khoản nợ vày lãi vay NH đối với Hùng Vương là không hề nhỏ.

Đến cả Vua tôm Minh Phú cũng không mấy dễ thở trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Với khoản nợ vay lên đến 6.355 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với vốn chủ sở hữu, chi phí tài chính năm 2015 của Minh Phú lên đến 440 tỷ đồng, chiếm hết 41% lợi nhuận gộp khiến lãi sau thuế chỉ còn 32 tỷ đồng. Một con số quá nhỏ bé so với mức doanh thu lên đến 12.500 tỷ đồng.

Theo BCTC bán niên 2017 của Nông nghiệp Hùng Hậu (HOSE: SJ1) cũng cho thấy, lãi vay của doanh nghiệp cao hơn so với lợi nhuận thu về. Tức là Công ty làm được 10 tỷ lợi nhuận, ngân hàng hưởng 17 tỷ đồng.

Nên tự trách mình?

Có thể nhận thấy những doanh nghiệp đầu tư mở rộng thông qua việc vay mượn trong nhiều năm qua thay vì bằng vốn cổ phần đã và đang trở thành những kẻ làm công số 1 cho các ngân hàng khi mặt bằng lãi suất cao.

Thế nhưng, cũng phải nói ngược lại rằng nếu DN thận trọng hơn trong việc lập kế hoạch tài chính thì có thể không rơi vào tình cảnh như vậy. Bởi lẽ, một doanh nghiệp xuất khẩu có tình hình kinh doanh tốt, cơ cấu tài sản vững chắc và ít vay nợ luôn được các ngân hàng cho vay với lãi suất ưu ái hơn.

Thực chứng cho thấy những doanh nghiệp cùng ngành nhưng ít vay nợ vẫn đang sống khỏe, thậm chí tăng trưởng tốt. Đơn cử như trường hợp của Vĩnh Hoàn (VHC), doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn so với Minh Phú và Hùng Vương nhưng đang cho thấy sự cứng cáp của một doanh nghiệp chọn con đường đi chậm mà chắc.

Ngoại trừ sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2011, doanh thu và lợi nhuận của VHC đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, bất chấp khó khăn chung của ngành. Năm 2016, VHC mang về 7.303 tỷ đồng doanh thu và 567 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao nhất ngành thủy sản. HĐQT VHC kỳ vọng doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng vào năm 2019 với mức tăng bình quân 15%/năm, lợi nhuận sau thuế cán mốc 1.000 tỷ đồng năm 2019.

Hay như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT), Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), các doanh nghiệp này dù không có sự tăng trưởng mạnh như VHC nhưng vẫn duy trì mức lợi nhuận khá ổn định trong những năm qua nhờ lãi vay thấp.

Theo Huy Nguyên/Ndh.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…