Doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển mạnh mẽ không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh đang lây lan, mà còn trở thành thói quen lâu dài của người tiêu dùng.

Khi TTKDTM trở thành thói quen hàng ngày

Trước đây, mặc dù máy POS đã khá phổ biến, nhiều cửa hàng vẫn chỉ chấp nhận quẹt thẻ với các giao dịch từ 100.000 hoặc 200.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, để hạn chế tiếp xúc và tránh lây lan dịch bệnh, mua một ly cà phê, hay tô bún ăn sáng... cũng được khuyến khích TTKDTM với nhiều hình thức khác nhau. Nhận thấy được sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, TTKDTM mặt trở thành thói quen của nhiều người.

Chủ một quán cà phê trên đường Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đa phần khách hàng của quán là người trẻ thể hệ 8X, 9X và GenZ, và có tới 70% khách hàng tới đây lựa chọn hình thức TTKDTM thông qua quẹt thẻ, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng hoặc quét mã QR.

Nhiều gia đình giờ đây cũng hình thành thói quen thanh toán các chi tiêu hàng ngày, chi phí điện nước, mua sắm sử dụng TTKDTM. Với chị M.D. ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh, vốn TTKDTM chỉ được sử dụng để hạn chế tiếp xúc khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, giờ lại như một thói quen cố hữu. Theo chị, việc mua hàng và TTKDTM thường xuyên rất thuận lợi và còn tiết kiệm chi phí, bởi nhiều ngân hàng, ví điện tử hay sàn thương mại điện tử thường xuyên có các chương trình khuyến mãi hoàn tiền, miễn phí vận chuyển hay ưu đãi giảm giá… cho các giao dịch không tiền mặt, giúp chị tiết kiệm được các khoản không nhỏ.

“Tôi hầu như có thể sử dụng TTKDTM trong tất cả các hoạt động mua sắm, tiêu dùng hàng ngày. Ngay cả các quầy hàng ở chợ truyền thống cũng chấp nhận chuyển khoản với các giao dịch nhỏ. Ngoài ra, tôi cũng liên kết thẻ ngân hàng và ví điện tử để thanh toán khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, điều này đem đến cho tôi rất nhiều thuận tiện và ưu đãi. TTKDTM giờ đã thành thói quen nên khi phải trao đổi tiền mặt cũng thấy tương đối bất tiện,” chị M.D. chia sẻ.

Bắt kịp xu hướng TTKDTM

TTKDTM đã và đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện cả nước có hơn 20.000 cây ATM, hơn 347.000 máy POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Cũng theo nghiên cứu Chỉ số thanh toán mới của Mastercard năm 2021, không chỉ tại Việt Nam, mối quan tâm đối với nhiều công nghệ thanh toán đã và đang gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 94% người dân cho biết sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới nổi, như mã QR, ví điện tử, ví di động, trả góp, tiền mã hóa, sinh trắc học, v.v. trong năm 2022. 84% người tiêu dùng tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán mới nổi trong năm nay.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sẽ phải đối mặt với kỳ vọng lớn hơn trong việc cung cấp nhiều phương thức mua sắm và thanh toán một cách dài hạn. Không chỉ có nhu cầu sử dụng đa dạng các phương thức TTKDTM, nghiên cứu của Mastercard cũng chỉ ra, an toàn và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi thanh toán điện tử.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”

Tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt” nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt” " do Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (NHNN), Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức dưới sự chỉ đạo của NHNN, bà Winnie Wong – Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, điểm mấu chốt để phát triển thanh toán không tiền mặt là phải làm sao duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào thanh toán điện tử, để họ an tâm về bảo mật và an toàn khi thanh toán.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ và tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cần ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn và bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử. Điều này yêu cầu sự đồng hành và nỗ lực chung của NHNN, cũng như các bộ, ban ngành và các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ tiếp tục là ưu tiên và cam kết của Mastercard trong những năm tới tại Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ đối tác rộng rãi trên toàn thế giới cùng kiến thức chuyên môn toàn cầu trong việc thấu hiểu người tiêu dùng, Mastercard nỗ lực mạnh mẽ để tạo ra một môi trường trao quyền cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển và tăng khả năng tiếp cận của họ với nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm các chương trình đào tạo chuyển đổi số, kết nối và tương tác với người tiêu dùng, điều chỉnh chiến lược, gia tăng trải nghiệm khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...