Doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa

Theo nhận định của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nếu bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng, doanh nghiệp có khả năng lớn thua ngay trên sân nhà khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài t
Doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý II năm nay, đạt 6,79% so với cùng kỳ năm ngoái; đây là mức tăng trưởng cao nhất của quý II trong vòng một thập kỷ qua.

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2018 của VEPR, chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của cả nền kinh tế với mức chỉ số sản xuất tăng cáo 12,7%. Trong khi đó, ngành khai khoáng đã quay đầu suy giảm, tăng trưởng âm; điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách sản xuất bớt phụ thuộc vào tài nguyên của Việt Nam.

Lạm phát quý II tiếp tục gia tăng trong bối cảnh giá thực phẩm phục hồi mạnh mẽ cùng với sự gia tăng liên tục của giá nhiên liệu. Trong đó, lạm phát lõi ổn định sau khi tăng mạnh vào tháng 2/2018 cho thấy ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng.

Ông Thành nhận định, trong các năm trước, tăng trưởng kinh tế thường có xu hướng cao dần theo quý nhưng dự báo cho năm nay sẽ theo chiều hướng ngược lại. Mặc dù vậy, VEPR vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 - 6,7% của năm nay là khả thi.

Theo đó, VEPR đưa ra dự báo tăng trưởng và lạm phát cho quý III/2018 lần lượt là 6,65% và 4,65%; quý IV/2018 là 6,55% và 4,13%; tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,8%.

Trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu không ngừng gia tăng, nhóm nghiên cứu của VEPR nhấn mạnh, để đạt được mức lạm phát bình quân năm 4%, mặc dù khó khả thi từ nay đến cuối năm, Việt Nam cần nỗ lực hết sức của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, với độ mở kinh tế lớn ở mức trên 190% như hiện nay khiến Việt Nam chịu nhiều rủi ro nếu kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ suy giảm vì cuộc chiến tranh thương mại.

Do đó, để gia tăng nội lực cho nền kinh tế, một giải pháp khả thi được các chuyên gia VEPR đưa ra là các doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa khi sức mua của thị trường này càng lớn.

"Nếu bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng, khả năng doanh nghiệp nội mất thị phần là rất lớn khi hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh toanh tại Việt Nam", đại diện VEPR nhận định.

Ngoài ra, trong bối cảnh ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn có xu hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng mạnh trong thời gian gần, ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ tăng lãi suất đồng VND để ổn định tỷ giá.

VEPR đánh giá, đây là một rủi ro quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu ý, vì lãi suất tăng sẽ thay đổi toàn bộ trạng thái các thị trường hiện nay.

Tổ chức này cũng khuyến nghị, việc dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 63,5 tỷ USD cũng chỉ tương đương khoảng 13 tuần nhập khẩu, bằng với mức khuyến nghị của IMF về lượng dự trữ ngoại hối tối thiểu một quốc gia cần nắm giữ. Do đó, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tích lũy thêm dự trữ ngoại hối để tự tin hơn trong quá trình hội nhập.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, việc Fed thắt chặt tiền tệ và sự phá giá của đồng CNY, ông Thành cho rằng giảm giá VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá đồng CNY so với USD sẽ mang lại nguồn lợi nhất định từ thị trường Trung Quốc cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu khi Việt Nam có đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, VEPR nhận định, Việt Nam có thể đồng thời tận dụng hai thị trường lớn này để cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.

Tuy nhiên, cán cân ngân sách của Việt Nam thâm hụt trở lại vào quý 2/2018 cho thấy thặng dư trong quý 1 chỉ mang tính tạm thời và Việt Nam còn phải đối mặt nhiều thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, nguồn thu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các loại thuế tiêu dùng. Bất kỳ đề xuất tăng các khoản thuế tiêu dùng nào (VAT, tiêu thụ đặc biệt…) cũng cần được xem xét thận trọng vì thuế tiêu dùng tuy hiệu quả về hành thu nhưng được xem là không có tác động tốt đến công bằng trong chi tiêu.

"Thay vào đó, Chính phủ nên nghĩ tới việc cải cách lại các loại thuế tài sản vì hiện nay tỷ trọng đóng góp của các loại thuế này vào ngân sách còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trước khi tăng thuế, Chính phủ cần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu chi ngân sách để có thể thuyết phục người dân," VEPR khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…