Doanh nghiệp Châu Âu muốn tăng mức đầu tư vào Việt Nam trong quý IV

Vào quý cuối cùng của năm 2018, hơn 50% thành viên EuroCham tin rằng doanh nghiệp của họ sẽ tăng mức đầu tư, với 40,9% dự đoán mức tăng trưởng “trung bình” và 10,8% dự đoán mức tăng “đáng kể” và chỉ 6
Doanh nghiệp Châu Âu muốn tăng mức đầu tư vào Việt Nam trong quý IV

Đây là những con số đáng chú ý tại kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) từ hơn 200 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Cụ thể, các doanh nghiệp thành viên EuroCham tiếp tục hoạt động tốt trong quý III - 2018, với 57% phản hồi “tốt” và 10% là “rất tốt”, chỉ 8% phản hồi tiêu cực. Khi phản hồi về kỳ vọng cho quý tiếp theo, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn lạc quan, với gần 60% phản hồi “tốt” và 11% “rất tốt” khi dự đoán tình hình kinh doanh đến cuối năm 2018.

"Các thành viên EuroCham cũng lạc quan khi phản hồi câu hỏi khảo sát triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam, với 58% dự đoán “ổn định và cải thiện” và 32% dự đoán “không thay đổi”. Trong khi đó, chưa tới 10% đại diện doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh tế xấu đi.

Các phản hồi về dự đoán doanh thu còn ấn tượng hơn, với trên 70% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán có sự tăng trưởng, trong đó tỷ lệ “đáng kể” là 15,3%, tỷ lệ “trung bình” là 56,2% đối với lượng đơn hàng hoặc doanh thu trong quý 4.

EuroCham cho biết, chỉ số BCI hiện đang ở mức 81 điểm, là kết quả cao thứ nhì kể từ cuối năm 2016. Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ so với quý II/2018 là mức cao nhất trong 18 tháng qua, cảm quan kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu trong quý này vẫn tích cực.

EuroCham sẽ tiếp tục các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phê chuẩn nhanh chóng của thỏa thuận này và khuyến khích hoạt động thương mại, đầu tư của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…