Doanh nghiệp đã có thể “quẳng gánh lo” vốn vay!

Bước sang quý III, chu kỳ tăng tốc hoạt động kinh doanh trong một năm đã bắt đầu. Nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện tại, họ đã tự tin hơn khi đi vay vốn, khi các nhà băng triển khai nhiều chính sách v
Doanh nghiệp đã có thể “quẳng gánh lo” vốn vay!

Maritime Bank tích cực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dấu hiệu tích cực cho tín dụng doanh nghiệp

Trong 5 tháng đầu năm 2018, tín dụng đã tăng 6,16% so với cuối năm 2017. Sự tăng trưởng tích cực này phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và cơ cấu tín dụng khi tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên - Thông tin kết quả hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thống kê những tháng đầu năm 2018, cho biết.

Một trong những yếu tố khiến tăng trưởng tín dụng tích cực là mặt bằng lãi suất đã được giữ ổn định, đặc biệt lãi suất cho vay tiếp tục giảm.

Cũng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần đã giảm ưu tiên khoảng 0,5% lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt. Mặt bằng lãi suất được thiết lập dao động từ khoảng 6,9% với vay ngắn hạn và 9-11% với vay dài hạn.

Tại khối ngân hàng quốc doanh đang có nhiều chương trình vay ưu đãi, lãi suất cho vay doanh nghiệp nhỏ sản xuất kinh doanh hiện áp dụng thả nổi dao động từ mức 7,0%-7,7%/ năm, ttại khối ngân hàng TMCP, lãi suất vay cho các doanh nghiệp cũng không quá cao. Đặc biệt, một số ngân hàng đã chú trọng các gói tín dụng toàn diện cho doanh nghiệp, triển khai cả cho vay thế chấp, tín dụng và ưu đãi lãi suất với khoản vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động…cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp vi mô (SSE). Điển hình như ACB, Maritime Bank (MSB), Sacombank, VPBank…

Lãi suất vay vốn hấp dẫn

Mặc dù cơ chế tiếp cận vốn và lãi suất đã “dễ thở” hơn, nhưng trên thực tế, chi phí vốn vay vẫn là điều các doanh nghiệp phải lo tính, đặc biệt khi bước vào quý III - mùa tăng tốc kinh doanh trong năm, cũng là mùa các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn, bổ sung lưu động đợt cao điểm.

Anh Nguyễn Hoàng, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ cho biết, để thu gom nguyên liệu “hòm hòm” đủ cho việc sẵn sàng sản xuất các đơn hàng từ giờ đến cuối năm, doanh nghiệp anh cần thêm vài tỷ đồng vốn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, do chưa có đơn hàng nên không có L/C, anh cũng không có nhiều mối quan hệ tín dụng gắn bó với các nhà băng nên không thuộc diện được ưu tiên.

“Tôi đang cần vốn cho mùa kinh doanh cuối năm và đã gõ cửa nhiều ngân hàng… dù cũng không hi vọng mấy vì doanh nghiệp của tôi không lớn. Khi đến Maritime Bank tìm hiểu vay vốn, tôi rất bất ngờ khi ngân hàng đang có chính sách hỗ trợ cho vay cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn cả doanh nghiệp siêu nhỏ như chúng tôi, mà lãi suất khá cạnh tranh so với mặt bằng lãi suất chung - chỉ từ 6.99%/năm”, anh Hoàng chia sẻ khi thời gian làm thủ tục hồ sơ, phê duyệt chỉ trong vòng 5 ngày.

Một hộ kinh doanh cá thể vừa lên đời SSE tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, khi tiếp cận tín dụng ở Maritime Bank, hồ sơ được tư vấn đầy đủ, lãi suất và lịch trả nợ rất hợp lý, khách hàng được giải ngân nhanh chóng khi khoản vay phê duyệt, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn “ngay và luôn” của các doanh nghiệp.

Không chỉ hướng đến cung cấp vốn với lãi suất hợp lý, Maritime Bank cũng chú trọng đến đặc thù cần vốn lưu động nhanh, điều kiện vay sao cho linh hoạt phù hợp với nhu cầu vay của doanh nghiệp. Do đó, mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng đều được các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hỗ trợ kịp thời.

Hiện, Maritime Bank đang có gói vay siêu ưu đãi lên tới 10.000 tỷ đồng với nhiều lựa chọn về thời gian, hình thức và lãi suất phục vụ nhu cầu “Xoay vòng vốn nhanh, kinh doanh thắng lớn” với hạn mức tín chấp tới 4 tỷ đồng, hoặc thế chấp gấp 3 lần tài sản đảm bảo dành cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được Maritime Bank tạo điều kiện chủ động tính toán dòng tiền của mình khi áp dụng trả nợ trước hạn mà chỉ chịu mức phí rất thấp từ 0,5% giúp doanh nghiệp hoàn toàn không cần lo lắng việc phát sinh chi phí tăng thêm.

Chú trọng vào chất lượng dịch vụ tài chính và các giải pháp mang tính “đo ni đóng giày” đáp ứng ngày càng sát gần nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp, các nhà băng đang thực sự nỗ lực hơn khi thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Chất lượng tín dụng tại những tổ chức như Maritime Bank, theo đó, cũng kỳ vọng sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc, nắm bắt cơ hội làm ăn và giải tỏa cơn khát vốn ở thời điểm vàng 2 quý cuối năm.

>> Maritime Bank “bơm” 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi

Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...