Doanh nghiệp đồng hành chống lại buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã

Sáng nay (24/5), tại Hà Nội, đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam đã đồng hành cam kết thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Doanh nghiệp đồng hành chống lại buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã

Sự cam kết đồng hành này diễn ra trong hội thảo do Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã – Tổ chức TRAFFIC và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức. Hoạt động do Tổ chức Bảo tồn tê giác quốc tế (Save the Rhino International) tài trợ thuộc khuôn khổ Sáng kiến giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam được phát động từ năm 2015.

Cụ thể, đại diện các doanh nghiệp như Công ty ARTEX sản xuất và xuất nhập khẩu mỹ nghệ, Công ty Manulife Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại tổng hợp Sơn Hà, Công ty TRIBECO miền Bắc, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hữu Thắng, các đơn vị như Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề VN, Chương trình WE CREATE và nhiều doanh nghiệp/đơn vị khác đã đã ký tuyên bố ủng hộ, cam kết đồng hành đấu tranh chống lại hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

 

Các doanh nghiệp này đã cùng với hơn 10.000 đại diện của các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn thế giới tham gia cam kết đấu tranh chống lại việc tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã trong đó có sừng tê giác.

"Tổ chức TRAFFIC đang phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự trong đó có VCCI nhằm ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã thông qua Sáng kiến giảm thiểu nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam. Nhu cầu về các sản phẩm động, thực vật hoang dã trong đó có sừng tê giác tại Việt Nam và các quốc gia Châu Á là nguyên nhân chính khiến cho số lượng tê giác bị săn bắn tại các quốc gia Châu Phi ngày càng gia tăng. Qua Sáng kiến thay đổi hành vi người tiêu dùng, Tổ chức TRAFFIC và VCCI khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo nên một quan niệm xã hội mới không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

Khảo sát do Tổ chức TRAFFIC thực hiện cho thấy nhóm đối tượng chính tiêu thụ sừng tê giác tại Việt nam là những doanh nhân thành đạt. Trên cơ sở đó, TRAFFIC đã phối hợp với VCCI và các tổ chức xã hội dân sự khác khuyến khích sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tạo nên những ảnh hưởng tích cực nhằm thay đổi hành vi của nhóm đối tượng tiêu thụ chính này.

Theo bà Madelon Willemsen, Trưởng Đại diện, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam: “Việc tham gia của các doanh nhân có tầm ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã. Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp cam kết thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã trong đó có sừng tê giác và các sản phẩm khác trong chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình”.

Về phía VCCI, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa cho hay: “VCCI rất vui mừng khi các doanh nghiệp tham gia ký kết sẽ trở thành những Đại sứ đấu tranh chống lại các hành vi buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã trong thời gian tới. Sau hội thảo, các doanh nghiệp/đơn vị này sẽ hỗ trợ truyền bá những hình ảnh, thông điệp thay đổi hành vi và xây dựng bộ quy tắc ứng xử không tiêu thụ động, thực vật hoang dã dành cho nhân viên, khách hàng và đối tác của mình.”

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...