Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để được cấp Giấy chứng nhận BIS của Ấn Độ?

Để được cấp Giấy chứng của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS), doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cần chuẩn bị đơn đăng ký kèm những giấy tờ theo quy định và phí đăng ký là 1000 INR...

Theo Tham tán Thương mại tại Ấn Độ, Giấy chứng của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ.

Vẫn theo Tham tán Thương mại tại Ấn Độ, danh sách các mặt hàng phải có Giấy chứng của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) gồm rất nhiều sản phẩm và ngày càng mở rộng. Hiện một số mặt hàng như hóa chất, đồ chơi, thép, giầy dép, lốp xe, sợi tổng hợp... bắt buộc phải có Giấy chứng của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) và là các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu sang Ấn Độ.

Tìm hiểu của chúng tôi được biết, Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (Bureau of Indian Standards - BIS) được thành lập theo Đạo luật BIS 2016 nhằm phát triển tổng thể và hài hòa các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, nhãn mác, chứng nhận chất lượng hàng hóa và các vấn đề liên quan của Ấn Độ. Hệ thống Chứng nhận BIS là một trong những hệ thống lớn nhất trên thế giới, với hơn 26500 giấy phép cho hơn 900 sản phẩm. BIS cũng vận hành chương trình chứng nhận nhà sản xuất nước ngoài, theo đó các nhà sản xuất ở nước ngoài có thể được cấp giấy phép sử dụng dấu tiêu chuẩn BIS.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để được cấp Giấy chứng nhận BIS của Ấn Độ?

Và để được cấp giấy chứng nhận BIS, Tham tán Thương mại tại Ấn Độ cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu, các nhà sản xuất cần chuẩn bị các giấy tờ gồm đơn đăng ký kèm phí đăng ký 1000 INR; giấy xác thực địa chỉ của nhà máy; danh mục máy móc sản xuất; danh sách thiết bị kiểm tra theo ISS và chứng chỉ hiệu chuẩn có liên quan, hướng dẫn sử dụng sản phẩm; danh sách nguyên liệu thô có chứng chỉ phân tích; sơ đồ bố trí nhà máy; lưu đồ quy trình sản xuất với các mô tả ngắn gọn và các điểm kiểm soát chất lượng trung gian; báo cáo thử nghiệm tại nhà máy cho tất cả các thử nghiệm có thể có theo Tiêu chuẩn Ấn Độ; giấy chấp nhận hướng dẫn sử dụng sản phẩm, phí đánh dấu; thư đồng ý và cuối cùng là thông số kỹ thuật liên quan đến sản phẩm.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ doanh nghiệp, BIS sẽ chỉ định chuyên gia đến kiểm tra tại cơ sở sản xuất. Đợt kiểm tra này sẽ đánh giá các yếu tố như cơ sở sản xuất, vệ sinh, cơ sở thử nghiệm và nhân viên kiểm soát chất lượng. Nếu đánh giá đạt yêu cầu, các mẫu sẽ được lấy để kiểm tra độc lập. Người nộp đơn sẽ phải chi trả các chi phí liên quan đến vận chuyển và thủ tục hải quan, Tham tán Thương mại tại Ấn Độ thông tin.

Một yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam được Tham tán Thương mại tại Ấn Độ nhấn mạnh là, phải có Người đại diện được ủy quyền ở Ấn Độ (AIR). AIR phải là người Ấn Độ và chỉ đại diện cho một công ty sản xuất, không đại diện cho nhà sản xuất nước ngoài khác theo các chương trình Đánh giá sự phù hợp của BIS.

Giấy phép BIS sẽ có thời hạn một hoặc hai năm khi đăng ký lần đầu. Sau đó, doanh nghiệp có thể nộp đơn gia hạn tối đa đến 5 năm, dựa trên kết quả hoạt động của giấy phép.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...