Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU?

Theo đánh giá, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh Châu âu (EU) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang chính thị trường này...

Chính vì vậy, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu vào EU đáp ứng một mức thuế tương ứng như các nhà sản xuất của EU bị áp.

Mới đây, tại Hội thảo tham vấn kết quả đánh giá tác động của CBAM và đề xuất chính sách thuế carbon cho hàng hóa của Việt Nam, nhiều chuyên gia đánh giá CBAM có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều vào EU.

Theo chính sách của EU, CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU?

Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia cuộc chơi toàn cầu. Phạm vi áp dụng của CBAM là khí nhà kính. Cụ thể đối với sắt thép là khí CO2, nhôm là CO2 và PFC, phân bón là CO2 và N2O và xi măng là CO2.

Theo đề xuất của EU, cách tính phát thải dựa trên phát thải thực tế, theo đó doanh nghiệp phải tự đo đếm được mức phát thải, nếu không xác định được mức phát thải đầy đủ hoặc trong trường hợp phát thải gián tiếp, giá trị mặc định sẽ được sử dụng để xác định phát thải của hàng hóa. Trong trường hợp quốc gia xuất khẩu không có giá trị mặc định thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bị áp dụng giá trị mặc định trên các sản phẩm phát thải lớn của EU.

Chính vì vậy, điều mà các doanh nghiệp của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu sang EU. Trước mắt là các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón cần làm là xây dựng báo cáo phát thải và phải kiểm soát tốt lượng phát thải trong toàn bộ chuỗi sản xuất, giảm phát thải trong từng công đoạn sản xuất của mình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...