Doanh nhân và Tết!

Ngoảnh lại, một cái Tết đã đến. Có người bạn gọi cho tôi hỏi Tết năm nay thế nào dù đã đọc rất nhiều bài viết của tôi đăng trên trên báo. Người bạn này muốn tôi viết về chính tôi và có một góc nhìn về doanh nhân với ngày Tết.
Doanh nhân và Tết!

Nếu dịch bệnh không bùng phát trên diện rộng và cực kỳ nguy hiểm, chắc rằng tôi cũng sẽ bận rộn đến mức không có thời gian để ngồi viết. Nhưng trong tình hình hiện nay, tôi hoàn toàn có thể viết vài dòng tâm sự về cái "nghiệp" được làm doanh nhân.

Xin bạn, xin người đời, hãy nhìn vào doanh nhân bằng đôi mắt bao dung, vị tha và thông cảm sâu sắc nhất. Trên mình mang "nghiệp" doanh nhân dù "vừa hay to" đều có giá phải trả.

Trả bằng tâm lực, trả bằng nước mắt, trả bằng một thời trai trẻ, trả bằng sự khen chê của người đời. Bởi một điều đơn giản rất đơn giản: "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". Ngày tôi trở về Việt Nam và thành lập công ty đầu tư từ năm 2000 đến nay cũng đã ngót nghét 20 năm.

Thời gian đầu cũng là những khó khăn về tài chính, bỡ ngỡ về luật và chính sách của Việt Nam. Nhưng một khi "đã đâm lao phải theo lao", phải huy động vốn từ cổ đông, vay mượn ngân hàng, trả thuế, trả lương thưởng, tết nhất các nơi.

Những ngày gần tết, có khi là trước giao thừa, "ông chủ" vẫn phải rong ruổi trên đường đi chúc tết người. Có những Tết cạn tiền trả thưởng cho anh chị em công nhân, "ông chủ" đành phải rút tiền từ thẻ tín dụng của Canada với lãi suất lên đến 18%/tháng. Tất cả cũng chỉ vì muốn không ai bị thiệt thòi, không ai bị thiếu tết.

Đã 30 năm qua đi, tôi luôn cảm thấy đôi chút tự hào trên cái "nghiệp doanh nhân" của mình vì chưa bao giờ tôi chậm lương, thiếu lương cán bộ nhân viên công ty. Niềm tự hào và thành công nhất của tôi là thế.

Tết biếu người rượu ngon, phong bì đẹp. Nhưng còn nhà mình thì sao...? Tôi luôn tự an ủi vợ con và bản thân. Nhà mình không có nhu cầu gì, "ông chủ" chỉ thích ăn cá kho, rau muống luộc, nghiện trà không nghiện rượu nên chẳng phải lo gì.

Tết đến chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền cho nhà thầu, cho ngân hàng, cho đủ thứ và có những thứ không liên quan nhưng vẫn phải làm, phải đi. Bởi không đi thì áy náy, lo lắng, thấy bất ổn nếu mai mốt có chuyện cần nhờ vả. Cuối tháng, cuối năm, mỗi lần có điện thoại rung, reo là hoảng hốt, là run rẩy bởi sợ chủ nợ, ngân hàng réo tên.

Thế mới biết, con tạo xoay vần chưa nhanh bằng doanh nhân xoay sở. Kiên định, nhẫn nại và cố gắng, nhờ ơn trên, phước đức của gia tiên, được quý nhân ủng hộ, khó khăn đã qua, mọi việc đã ổn. Qua rồi cảnh ngó sau, chạy trước thì tuổi đã xế chiều, tóc đen thay bằng một nước màu pha lẫn đen trắng nhưng có lẽ là trắng đang dần nhiều hơn đen.

Vẫn com-lê, cà vạt, vẫn đồ hiệu, xe sang nhưng có bao nhiêu doanh nhân thoát được vòng trầm luân, đày đoạ của "đồng tiền nó vật". Điều này chắc không nhiều. Bởi dự án kế tiếp dự án, đầu tư nối tiếp đầu tư. Dòng tiền vẫn chảy vào, chảy ra không ngừng nghỉ.

Nhìn bề ngoài nhiều doanh nhân, nhiều công ty, tập đoàn bề thế, hoành tráng, đỉnh cao nhưng lại có thể phá sản cận kề, tán gia, bại sản chỉ trong gang tấc nếu làm quá khả năng, có tham vọng và khát vọng vượt tầm với.

Nếu không may gặp vận đen, vận rủi thì chớp mắt thôi, mua danh chưa được đã vội "bán danh ba đồng". Âu cũng là cái "nghiệp" của doanh nhân. Một khi đã dấn thân, bất kỳ ai cũng phải chấp nhận "bỏ tiền tấn, thu tiền cắc".

Trong thời buổi này, mọi sự vinh nhục cũng chỉ là mong manh. Tết này ai còn trụ được và ai sẽ trắng tay, phá sản cũng đâu thể tính toán hay biết trước. 

Có lương có thưởng tháng 13 là hạnh phúc rồi. Xin được dừng bút vì hàng nghìn người công nhân của công ty khác đang mất ăn, mất ngủ vì COVID-19. Công ty chúng tôi sẵn sàng cho chính quyền mượn cơ sở vật chất làm bệnh viện dã chiến, nơi cách ly tập trung.

Không chỉ thế còn có cán bộ của tôi, các con tôi đang phục vụ giúp đỡ cho người phải cách ly, tất cả là tự nguyện và miễn phí. Thật đắng lòng, ngậm ngùi khi "chúa Xuân" đã gần như cận kề cửa mỗi nhà nhưng vẫn có những người vẫn phải ngóng chờ nhau. Vợ ngóng chồng, con thơ mong bố mẹ...  mang tiền về sắm tết.

Nhưng bố mẹ ơi, tết này con bị mắc kẹt rồi, không về nhà được mặc dù con đứng đây, nhìn thấy mái nhà mình cũng đang đậm nét buồn thiếu vắng, đừng lo nhé, chúng con ăn tết trong khu vực cách ly rất gần, rất an toàn.

Chí Linh, chiều cuối năm Tân Sửu

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đại Sơn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…