Dự kiến chất vấn Thủ tướng về bộ máy cồng kềnh

Sẽ có 16 nhóm vấn đề được đề xuất chọn chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp thứ 4, trong đó có chuyện bộ máy cồng kềnh và hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ lớn.
Dự kiến chất vấn Thủ tướng về bộ máy cồng kềnh

Tổng thư ký Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu báo cáo tổng hợp ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 4.

Các vấn đề có 2 đoàn muốn chất vấn gồm: giải pháp khắc phục và hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, vấn đề thoái vốn và hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ lớn, kéo dài, giải pháp khắc phục; giải pháp cụ thể sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tinh giản biên chế, khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.

Giải pháp và lộ trình thực hiện việc xử lý dứt điểm các dự án, công trình đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương cũng nằm trong 16 nhóm đại biểu dự kiến chất vấn người đứng đầu Chính phủ; đầu tư, làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, chậm cổ phần hóa. Câu chuyện thoái vốn và hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ lớn, kéo dài, giải pháp khắc phục; cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh.

Tiếp theo là việc lùi thời gian thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông; nguyên nhân và lộ trình cụ thể khi thực hiện. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hiện nay.

Đại biểu cũng muốn chất vấn Thủ tướng về trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng đặt trạm thu phí không đúng vị trí, cơ sở tính toán phí giao thông, thời gian hoàn vốn quá dài làm lợi cho nhà đầu tư, thiệt hại cho người dân khi tham gia giao thông trong các dự án đầu tư BOT giao thông. Cùng với đó là nhóm vấn đề giải pháp khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư trung hạn, đặc biệt là phân bổ vốn này trong năm 2017 và vốn ODA bị chậm, không đúng với kế hoạch trong Nghị quyết của Quốc hội; tình trạng đã phân bổ, nhưng giải ngân chậm.

Bên cạnh đó là nhóm vấn đề về giải pháp để xã hội hóa có hiệu quả các lĩnh vực trọng yếu, nhất là y tế, giáo dục để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu, mong muốn thiết yếu của cử tri và nhân dân. Nguyên nhân, giải pháp, lộ trình khắc phục tình trạng văn bản có quy định không phù hợp, nhưng chậm được các bộ, ngành sửa đổi; nhiều văn bản được ban hành nhưng không có tính khả thi, chồng chéo, bất cập đã diễn ra trong nhiều năm.

Việc thực hiện cải cách thể chế nhằm phát triển kinh tế chưa thực sự đạt kết quả; việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật ở nhiều lĩnh vực còn chậm, nhiều vướng mắc bất cập chậm được tháo gỡ, sửa đổi, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; giải pháp khắc phục trong thời gian tới cũng được một đoàn đề xuất.

Quốc hội dự kiến dành 3 ngày chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 15 - 17/11.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...