Dư nợ tín dụng mới chỉ tăng 5,75%

Tính đến ngày 10/6/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.
Dư nợ tín dụng mới chỉ tăng 5,75%

Chiều 13/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 và định hướng những tháng cuối năm 2019.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hoạt động ngânh àng an toàn, hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Năm 2019, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tính đến ngày 10/6/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17% so với cuối năm 2018, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo, thông suốt. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.

Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%, 9-11% đối với trung và dài hạn.

Về kết quả xử lý nợ xấu, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thanh toán, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng, tăng 23,23% về số lượng giao dịch và 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái.

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Đồng thời, điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó tập trung xử lý hiệu quả các tổ chức tín dugj yếu kém, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%.

>> 12 dự án thua lỗ vẫn nợ các tổ chức tín dụng 20.500 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...