EU nới lỏng kiểm soát đối với mỳ ăn liền Việt Nam

EU đã đưa các loại mỳ ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang Phụ lục I với tần suất kiểm tra tại biên giới là 20%....

Mới đây, EU đã sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc các biện pháp khẩn cấp xuất khẩu thực phẩm đối mỳ ăn liền.

Theo đó, kể từ ngày 27/6, các mặt hàng mỳ ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Tuy nhiên, việc duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới 20% vẫn đặt ra yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam luôn duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền.

mỳ ăn liền
Nhập chú thích ảnh

Nếu trong sáu tháng cuối năm 2023, mỳ ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại Phụ lục II.

Tuy nhiên, theo quy định mới, ngoại trừ mì ăn liền, các sản phẩm khác của Việt Nam xuất sang EU không thay đổi so với quy định của 6 tháng trước. Trong đó, với các mặt hàng nông sản, đậu bắp và thanh long nằm trong Phụ lục II, với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. 

Trước đó từ 6/1/2022, EU bổ sung mặt hàng Mỳ ăn liền vào kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Ethylene Oxide) với tần suất kiểm tra là 20% do mỳ ăn liền là sản phẩm tổng hợp. Tháng 11/2022, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mì ăn liền bị kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide. Đến đầu năm 2023, EU thông báo vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát Ethylene Oxide trong mì ăn liền Việt Nam.

Tại EU, chất Ethylene Oxide được xếp vào nhóm các sản phẩm thuốc trừ sâu cấm dùng trong thực phẩm bán ra có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài, từ nguyên liệu, sản xuất đến lưu trữ. EU phân loại Ethylene Oxide trong nhóm 1B là những chất gây ung thư, gây đột biến và độc tố sinh sản loại I và loại III về độc tính cấp tính. Đồng thời, khối này cũng quy định dư lượng tối đa ở mức rất thấp chỉ từ 0,1 đến 0,2 (mg/kg) tùy sản phẩm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…