EVN miền Bắc phản hồi về việc mua biển cảnh báo 31 tỷ đồng

EVN miền Bắc vừa có phản hồi chính thức về việc mua biển cảnh báo an toàn với giá 31 tỷ đồng rồi hạch toán vào giá điện.
EVN miền Bắc phản hồi về việc mua biển cảnh báo 31 tỷ đồng

Đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) xác nhận việc cơ quan này mua sắm tập trung hơn 155.000 các biển báo an toàn lưới điện, trạm biến áp điện, số tiền mua các thiết bị này sẽ tính vào chi phí của giá điện.

Theo ông Hà Tiến Dũng – Trưởng ban Quan hệ cộng đồng, Tổng công ty điện lực miền Bắc cho biết, những biển cảnh báo này được sử dụng chủ yếu cho các trạm biến áp, cột điện kết cấu thép hình là những nơi không thể sơn trực tiếp biển cảnh báo lên được.

"Tất cả các chi phí (đầu vào) liên quan đến mua sắm thiết bị truyền tải, vận hành, đảm bảo an toàn lưới điện... đều được hạch toán và đưa vào tính chi phí cho giá điện.

Ông Hà Tiến Dũng Trưởng ban Quan hệ cộng đồng EVN miền Bắc

"Việc mua các biển phản quang cảnh báo nguy hiểm này cũng nằm trong việc chi phí mua sắm vật tư thiết bị ngành điện và dĩ nhiên phải tính vào giá thành điện". 

Còn trong công văn do ông Hồ Mạnh Tuấn – Phó Tổng giám đốc EVN NPC gửi VOV.VN cho biết, hiện nay EVN NPC đang áp dụng biển báo cảnh báo an toàn theo các hình thức như: sơn trực tiếp trên cột, dán đề can trên cột, in chìm trên cột, biển báo làm bằng thép sơn phản quang. Với hơn 500.000 cột điện trung, cao thế và các trạm biến áp, 155.000 biển báo nguy hiểm này chỉ chiếm gần 30% số cột, trạm biến áp đơn vị đang quản lý.

Các biển báo này được thực hiện treo tại các trạm biến áp 110kV, 220kV, cột điện kết cấu thép hình mà không thể sơn trực tiếp lên được.

Ông Tuấn cho biết thêm, qua theo dõi quá trình vận hành thực tế, với địa hình quản lý có 13 tỉnh miền núi, các tỉnh ven biển có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên các biển báo theo hình thức sơn trực tiếp trên cột, dán đề can,... bộc lộ những nhược điểm như: dễ bong tróc, ăn mòn ở những nơi điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thường bị cộng đồng sơn quảng cáo khác đè lên, đêm tối hoặc ở những vị trí đông dân cư khó nhận biệt do không có sơn phản quang.

Do đó, hai năm trở lại đây, NPC tiếp tục tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung các biển báo an toàn điện với với tổng giá trị dự toán mua sắm theo kế hoạch năm 2015-2016 là hơn 52 tỉ đồng. Trong đó gói thầu số 1 (có giá trị hơn 31 tỷ đồng) mua sắm biển báo “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người” với số lượng 155.000 biển báo bằng thép sơn phản quang.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, 70% số lượng vị trí cột điện các loại còn lại vẫn đang sử dụng biển cảnh báo an toàn cũ gồm các loại biển sơn trên cột, biển đề can.

 Liên quan tới gói thầu mua sắm biển báo: “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người”, ông Hà Tiến Dũng – Trưởng ban Quan hệ cộng đồng, Tổng công ty điện lực miền Bắc khẳng định EVN NBC tổ chức đầu thầu công khai, đúng quy định pháp luật, giá đơn vị trúng thầu cũng là giá thầu cạnh tranh.

Theo VOV NEWS

>> Điện lực Miền Bắc trước nghi vấn gây lãng phí trong việc mua biển báo an toàn điện trị giá 31 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…